Một thương hiệu có tiềm lực mạnh và có sức cuốn hút đối với khách hàng và công chúng nói chung có thể được coi là biểu tượng về chuẩn mực và đường lối của công ty. Mọi nỗ lực về nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phương pháp quản lý, marketing, tài chính… đều được tập trung vào quá trình tạo dựng thương hiệu. Mỗi thương hiệu đều tự đặt ra cho mình các tiêu chuẩn riêng và phải cố gắng không ngừng để thỏa mãn các kỳ vọng của khách hàng, những người luôn nhanh chóng tiếp nhận sự tiến bộ của thương hiệu. Các tiêu chuẩn và theông điệp của thương hiệu cần được công bố rộng rãi để chứng tỏ được sự khác biệt của sản phẩm với các sản phẩm cạnh tranh khác. Trong quá trình phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp có thể chú ý đến một số điều sau:
• Chú ý đến nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tiềm năng. Để nắm bắt nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua các cuộc nghiên cứu thị trường.
• Kết hợp chặt chẽ giữa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để tạo ra chênh lệch chi phí và lợi thế kinh doanh.
• Đảm bảo sản lượng và sự nhất quán chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, đây là cách duy nhất đảm bảo hoạt động mua hàng được diễn ra liên tục.
• Kiểm soát được khối lượng và chất lượng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ.
• Đảm bảo việc giao hàng tới các công ty trung gian và các nhà phân phối trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ thời hạn giao hàng, các điều kiện và mẫu mã theo yêu cầu.
• Tạo dựng hình ảnh, quảng bá ý nghĩa thương hiệu tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
Chương II: Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (tên tiếng Anh là Viet Nam International Bank, tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/1/1996 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.
Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân Hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam.
Sau 11 năm hoạt động, đến 31 tháng 12 năm 2007, vốn điều lệ của ngân hàng đạt mức hơn 3000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 65.000 tỷ đồng , lợi nhuận trước thuế đạt hơn 890 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hàng năm, tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%. Hình ảnh của Ngân hàng Quốc Tế luôn ngày càng sâu đậm trong lòng công chúng và khách hàng.
Năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế được xếp hạng 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Đến cuối năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế có vị trí vững chắc trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu trên thị trường Việt Nam.
Năm 2008, Ngân hàng Quốc Tế được người tiêu dùng bình chọn là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008.
Ngân hàng Quốc tế đã đạt được một số giải thưỏng sau: Giải “Nhãn hiệu nổi tiếng” do Cục sở hữu trí tuệ trao tặng, Giải “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ chất lượng cao” do độc giả báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn, giải Quả cầu vàng do VCCI trao tặng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đạt được các thứ hạng cao như: đứng thứ 137 trong tổng số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước do UNDP xếp hạng, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo điện tử Vietnamnet bình chọn và là một trong 10 ngân hàng báo giá đại diện cho giá thị trường tài chính Việt Nam cho Bloomberg; đại diện cho Việt Nam tham gia và phát biểu tại Hội thảo về Tài chính bán lẻ trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương 2007 tổ chức tại Malaysia."1"
Trong năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế đã phát triển thêm hai khối kinh doanh mới Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn và FDI, Khối Kinh doanh thẻ trên cơ sở Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Khối Khách hàng Cá nhân hiện nay. Điều này thể hiện sự chuyên
môn hóa trong hoạt động kinh doanh cũng như đánh dấu sự trưởng thành của Ngân hàng Quốc Tế.
Trước đây Hội sở của Ngân hàng Quốc Tế đặt tại số 64-68 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Và đến năm 2009 thì trụ sở chính của Ngân hàng được đặt tại tầng 8,9,10 của tòa nhà Viettower, số 198B, Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội. Về phát triển mạng lưới đến năm 2008, Ngân hàng Quốc Tế đã phát triển mạng lưới một cách vững chắc với số lượng điểm kinh doanh tăng 42% và hiện diện mới tại 8 tỉnh, thành phố lớn nâng diện bao phủ của mạng lưới kinh doanh lên 23 tỉnh thành trọng điểm kinh tế của cả nước. Đến cuối năm 2008, ngoài Hội sở tại Hà Nội , Ngân Hàng Quốc Tế có hơn 100 đơn vị kinh doanh tại Hà Nội tại 23 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, DakLak, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang và 37 tổ công tác tại 35 tỉnh thành phố trên toàn quốc.
Bên cạnh việc mở rộng, Ngân hàng Quốc Tế đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều tập đoàn và các thành viên của các tập đoàn hàng đầu như: PVFC, PVI, VINASHIN… tạo nên nền tảng khách hàng quan trọng sau này cho sự phát triển của Ngân hàng Quốc Tế trong những năm sau này.
Phương châm kinh doanh “Luôn gia tăng giá trị cho bạn” của Ngân hàng Quốc Tế được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất, phát triển hoạt động an toàn và bền vững nhằm không ngừng mang lại nhiều lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên ngân hàng và các cổ đông.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Quốc Tế xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức để điều hành hoạt động của Ngân hàng. Cơ cấu tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho tổ chức hoạt động ổn định và đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của VIB.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc Tế như sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc Uỷ ban Tín dụng Uỷ ban quản lý tài sản
Nợ - Có
Ban kiểm soát
Phó tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng Quốc Tế.
Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của ngân hàng, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được chỉ trong báo cáo tài chính gần nhất; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng: thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của Ngân hàng Quốc Tế gồm các thành viên Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên.
Hàng năm Hội đồng quản trị xem xét và điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh mang tính chất chiến lược trung và dài hạn đảm bảo cho tính định hướng kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế luôn phù hợp với diễn biến của thị trường. Hội đồng quản trị phê duyệt ngân sách hoạt động hàng năm cho ngân hàng, kiểm soát định kỳ kết quả kinh doanh của Ngân hàng, kiểm soát việc sử dụng ngân sách và các kế hoạch hành động của ban điều hành.
Hội đồng quản trị đặt ra các quy định, các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng và một số lĩnh vực kinh doanh quan trọng khác của Ngân hàng.Hội đồng quản trị còn thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng.
Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát bao gồm 3 thành viên.
Các thành viên Ban Kiểm soát do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra với ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp nhận của tất cả các cổ đông dự họp.
Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng. Ban Kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại Hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của Cổ đông lớn.
Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ-Có (Ủy ban ALCO) Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ gồm 11 thành viên.
Trong năm 2008, ủy ban ALCO đã thông qua nhiều chương trình sản phẩm huy động tiền gửi góp phần đa dạng cơ cấu nguồn vốn và tăng tính ổn định của nguồn vốn phục vụ yêu cầu kinh doanh của ngân hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng được áp dụng từ năm 2007 đóng góp đáng kể vào việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa cơ cấu thu nhập và phân tán rủi ro.Chính sách lãi suất được thông qua năm 2007 và đến năm 2008 đã giúp đảm bảo mức giá hợp lý dành cho khách hàng và tối ưu hóa nguồn thu nhập cho Ngân hàng.
Các chính sách quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường do ủy ban ALCO chỉ đạo, xây dựng, phê duyệt và giám sát thực hiện có tính chất sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng.
Ủy ban Tín dụng
Ủy ban Tín dụng bao gồm 7 thành viên:
Ủy ban Tín dụng phê duyệt định hướng và cơ cấu dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng Quốc Tế theo mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn kinh doanh; quyết định chính sách tín dụng gồm cả chính sách khách hàng dựa trên nguyên tắc về rủi ro, tăng trưởng và lợi nhuận cho Ngân hàng; thông qua chính sách về lãi cho vay và các loại phí; quyết định các chính sách dự phòng rủi ro tín dụng và phê duyệt các khoản đầu tư tín dụng.
Ban điều hành
Ban điều hành của Ngân hàng Quốc Tế có 8 thành viên.
Bộ máy hoạt động của ngân hàng được chia thành các khối chức năng: Khối Quản lý Tín dụng, Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài, Khối Khách hàng Cá nhân, Khối kinh doanh Thẻ, Khối nguồn vốn và Ngoại hối, Khối Chi nhánh và Dịch vụ, Khối Hỗ trợ. Đứng đầu mỗi khối là Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc.
Các khối chức năng được phân chia theo định hướng khách hàng và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn riêng trong mục tiêu chung của Ngân hàng Quốc tế.
Như vậy cơ cấu tổ chức của ngân hàng được chuyên môn hóa theo chức năng. Mỗi khối chức năng đảm nhận những công việc theo chuyên môn riêng của mình. Cơ cấu tổ chức theo chức năng giúp cho từng bộ phận thực hiện tốt hơn các dịch vụ trong phạm vi chuyên môn riêng của mình, hiệu quả tác nghiệp cao, giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu và tạo điều kiện cho cấp quản lý cao nhất trong công tác kiểm tra hoạt động của toàn Ngân hàng.
Nhưng mặt khác để cơ cấu tổ chức này có thể hoạt động tốt thì cần có sự phối hợp của các khối chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn Ngân hàng.
So với các ngân hàng khác thì Ngân hàng Quốc tế có một cơ cấu tổ chức khá bền vững, tạo cơ sở cho sự thành công của phát triển thương hiệu sau này. Nhờ có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cách đây mấy mà hoạt động của ngân hàng vượt bậc hẳn, kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước và ngân hàng đã tạo cho mình được một chỗ đứng trên thị trường. Cơ cấu tổ chức bền vững chính là cơ sở cho sự phát triển thương hiệu.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Các chỉ tiêu chính của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VIB trong 3 năm qua như sau:
Chỉ tiêu (tỷ đồng) 2008 2007 2006
Tổng tài sản 34.719 39.305 16.527
Vốn chủ sở hữu 2.053 2.183 1.190
Tổng dư nợ 19.775 16.774 9.111
Lợi nhuận trước thuế 230.4 425.7 200
ROA 0.66% 1.08% 1.21%
ROE 11.57% 21.28% 20%
Tổng tài sản
Tổng tài sản năm 2008 là 34.719 tỷ đồng, giảm 13.2% so với năm 2007. Năm 2007 thì tăng 138% so với năm 2006. Như vậy, tổng tài sản đã giảm đi. Điều này một phần do ảnh hưởng của biến động nền kinh tế. Cho nên không chỉ riêng ngân hàng VIB mà nhiều ngân hàng khác cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Huy động vốn và cho vay
Thị trường vốn năm 2008 có nhiều biến động bất thường, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém. Hơn 8 tháng đầu năm, nguồn vốn khan hiếm và đắt đỏ. Lãi suất thị trường liên ngân hàng và thị trường mở có thời điểm lên đến 30%/năm, lãi suất tiết kiệm lên 20% làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo ngân hàng VIB đã đưa ra 33 quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường. Vì vậy VIB vừa đảm bảo thanh khoản vừa tiếp tục tăng trưởng về nguồn vốn huy động. Tính đến 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 23.958 tỷ
đồng, tăng 24,61% so với thời điểm cuối năm 2007 và cao hơn mức tăng trưởng 15,3 % của toàn hệ thống ngân hàng.
Tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ tín dụng đạt 19.775 tỷ đồng tăng 3.031 tỷ đồng tương đương với 18.1% so với 31/12/2007 và thấp hơn mức tăng trưởng 20,6% của toàn hệ thống ngân hàng.
Như vậy là hoạt động huy động vốn vẫn được đảm bảo.
Về cơ cấu tín dụng: hiện nay VIB đang tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 54% tổng sư nợ, tiếp đến là khách hàng cá nhân chiếm 26%. Tuy mới được thành lập vào cuối năm 2007 nhưng Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn và Khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã có những bước tiến mạnh mẽ vươn lên chiếm 20% về cơ cấu tín dụng.
Kết quả kinh doanh
Trước tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, sự suy giảm phát triển của kinh tế trong nước và các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ, chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước, kết quả kinh doanh của VIB nói riêng và toàn ngân hàng nói chung bị ảnh hưởng lớn. Lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 230.4 tỷ đồng, giảm 45,64% so với 425.7 tỷ của năm 2007.
Thành quả kinh doanh năm 2007 tuy chưa được như mong đợi nhưng trong cơn chấn động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới dẫn đến việc nhiều ngân hàng bị sụp đổ Ngân hàng VIB vaanc hoạt động có kết quả và vẫn có lãi là cũng có khả