Một số giải pháp phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu (Trang 69 - 72)

- Ngân hàng cần xây dựng cho mình một biểu tượng thương hiệu cụ thể và tăng cường quảng bá hình ảnh của biểu tượng thương hiệu này đến với khách hàng. Hiện tại VIB vẫn chưa có chưa có chiến lược truyền thông cụ thể nào về biểu tượng thương hiệu cho nên khách hàng vẫn khó nhận biết được tính cách cụ thể của thương hiệu VIB là gì. Ngân hàng cần xây dựng cho mình một tính cách thương hiệu cụ thể, rõ ràng hơn và truyền thông nó đến với khách hàng.

- Ngân hàng có thể thiết kế cho mình một logo mới và thực hiện chương trình truyền thông về sự thay đổi yếu tố nhận diên thương hiệu đó.

- Thiết kế thông điệp quảng cáo cụ thể và đồng nhất trên các phương tiện quảng cáo để có thể truyền tải một cách tốt nhất đến khách hàng.

 Thực hiện chương trình tái định vị thương hiệu VIB:

- Định vị cho ngân hàng một vị trí cụ thể trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

- Hoàn thiện các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu của ngân hàng.

- Thực hiện chương trình tái định vị cho thương hiệu VIB. Hiện tại ngân hàng đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường nhưng ngân hàng phải củng cố và phát triển nó hơn nữa. Vì vậy ngân hàng cần tăng cường các hoạt động PR để phát triển thương hiệu.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông quảng bá chiến lược định vị.

 Hoàn thiện các yếu tố của marketing mix để giúp phát triển thương hiệu:

 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ:

- Hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng gia tăng. Vì vậy ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua hoạt động liên kết với các nhà cung cấp và các tập đoàn tài chính lớn. Và cải thiện hoạt động phát triển sản phẩm và hoạt động marketing cho tín dụng tiêu dùng.

Thông qua đó ngân hàng có thể mở rộng và phát triển thương hiệu của mình. - Ngân hàng có thể nghiên cứu đưa ra các sản phẩm ưu đãi cho các khách hàng cốt lõi, truyền thống tạo ra các gói sản phẩm dành cho nhu cầu đa dạng, toàn diện của khách hàng.

- Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng bằng việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý. Ngoài ra, ngân hàng cần cơ cấu đầu tư vốn trong điều kiện mới theo hướng, giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân trong nền kinh tế.

- Phát triển dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ kiều hối…

 Áp dụng lãi suất linh hoạt cho từng thời kỳ:

Với mỗi thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào sự biến động của nền kinh tế và các quy định của Chính phủ về lãi suất, ngân hàng cần có sự điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Lãi suất là một trong các tiêu chí quan trọng để khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nào. Vì vậy điều chỉnh lãi suất cho phù hợp và linh hoạt sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Cần sử dụng chính sách lãi suất như là một công cụ cạnh tranh với các ngân hàng khác.

 Mở rộng thêm các mạng lưới phân phối:

Để nâng cao độ nhận biết thương hiệu trên diện rộng ngân hàng cần cố gắng phát triển thêm hệ thống kênh phân phối của mình.

Ngoài việc phát triển kênh phân phối truyền thống ngân hàng cũng cần ứng dụng công nghệ vào việc hoàn thiện kênh phân phối điện tử, cung cấp thêm nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.

 Tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp:

- Phát triển các chương trình khuyến mãi phục vụ công tác huy động tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế.

- Sử dụng thêm một số kênh quảng cáo trên truyền hình như kênh VTV3, VTV1… vì đây là kênh có khá nhiều người xem và tiếp xúc.

- Tiếp tục phát huy các thế mạnh về truyền thông thương hiệu vốn có của ngân hàng. Tăng cường hơn nữa các hoạt động PR, các chương trình hướng tới cộng đồng, hướng tới sự nhận diện trong xã hội.

- Tổ chức các Hội nghị khách hàng, thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của khách hàng, về ngân hàng để qua đó cải thiện dần nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Tổ chức một cuộc nghiên cứu xem khách hàng quan tâm đế phương tiện truyền thông nào nhất, để qua đó ngân hàng tăng cường thực hiện các chương trình truyền thông trên phương tiện đó.

- Thực hiện định giá thương hiệu hàng năm và sau đó có thể công bố lên các phương tiện đại chúng như báo chí… để các doanh nghiệp và người tiêu dùng được biết để làm tăng giá trị cảm nhận về thưuơng hiệu.

- Việc quảng cáo cần tập trung vào việc tạo chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát huy yếu tố con người:

- Tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn cao, tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện, đặc biệt với đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực truyền thông thương hiệu cho ngân hàng.

- Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở bầu không khí làm việc, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên, giữa các phòng ban, đồng nghiệp, giữa ngân hàng với khách hàng... Ngân hàng cần cố gắng tạo ra một phong cách văn hóa doanh nghiệp cởi mở, dân chủ, bình đẳng sẽ tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên, tạo thuận lợi cho việc quản lý và đem lại cảm nhận tốt đẹp cho khách hàng khi đến giao dịch và tạo nên sự khác biệt có thể dễ dàng nhận thấy so với các chi nhánh trong cùng hệ thống hay với các ngân hàng khác.

 Cải thiện quy trình làm việc hiệu quả, nhanh chóng, giảm thiểu về các loại chi phí cho khách hàng.

 Đầu tư cơ sở vật chất hơn nữa tại các chi nhánh, các phòng giao dịch của ngân hàng, tạo dựng hình ảnh trong con mắt của khách hàng.

Một phần của tài liệu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu (Trang 69 - 72)