Giới thiệu về Ngân hàng VIB

Một phần của tài liệu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu (Trang 28 - 30)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (tên tiếng Anh là Viet Nam International Bank, tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/1/1996 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.

Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân Hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam.

Sau 11 năm hoạt động, đến 31 tháng 12 năm 2007, vốn điều lệ của ngân hàng đạt mức hơn 3000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 65.000 tỷ đồng , lợi nhuận trước thuế đạt hơn 890 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hàng năm, tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%. Hình ảnh của Ngân hàng Quốc Tế luôn ngày càng sâu đậm trong lòng công chúng và khách hàng.

Năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế được xếp hạng 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Đến cuối năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế có vị trí vững chắc trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu trên thị trường Việt Nam.

Năm 2008, Ngân hàng Quốc Tế được người tiêu dùng bình chọn là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008.

Ngân hàng Quốc tế đã đạt được một số giải thưỏng sau: Giải “Nhãn hiệu nổi tiếng” do Cục sở hữu trí tuệ trao tặng, Giải “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ chất lượng cao” do độc giả báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn, giải Quả cầu vàng do VCCI trao tặng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đạt được các thứ hạng cao như: đứng thứ 137 trong tổng số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước do UNDP xếp hạng, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo điện tử Vietnamnet bình chọn và là một trong 10 ngân hàng báo giá đại diện cho giá thị trường tài chính Việt Nam cho Bloomberg; đại diện cho Việt Nam tham gia và phát biểu tại Hội thảo về Tài chính bán lẻ trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương 2007 tổ chức tại Malaysia."1"

Trong năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế đã phát triển thêm hai khối kinh doanh mới Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn và FDI, Khối Kinh doanh thẻ trên cơ sở Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Khối Khách hàng Cá nhân hiện nay. Điều này thể hiện sự chuyên

môn hóa trong hoạt động kinh doanh cũng như đánh dấu sự trưởng thành của Ngân hàng Quốc Tế.

Trước đây Hội sở của Ngân hàng Quốc Tế đặt tại số 64-68 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Và đến năm 2009 thì trụ sở chính của Ngân hàng được đặt tại tầng 8,9,10 của tòa nhà Viettower, số 198B, Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội. Về phát triển mạng lưới đến năm 2008, Ngân hàng Quốc Tế đã phát triển mạng lưới một cách vững chắc với số lượng điểm kinh doanh tăng 42% và hiện diện mới tại 8 tỉnh, thành phố lớn nâng diện bao phủ của mạng lưới kinh doanh lên 23 tỉnh thành trọng điểm kinh tế của cả nước. Đến cuối năm 2008, ngoài Hội sở tại Hà Nội , Ngân Hàng Quốc Tế có hơn 100 đơn vị kinh doanh tại Hà Nội tại 23 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, DakLak, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang và 37 tổ công tác tại 35 tỉnh thành phố trên toàn quốc.

Bên cạnh việc mở rộng, Ngân hàng Quốc Tế đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều tập đoàn và các thành viên của các tập đoàn hàng đầu như: PVFC, PVI, VINASHIN… tạo nên nền tảng khách hàng quan trọng sau này cho sự phát triển của Ngân hàng Quốc Tế trong những năm sau này.

Phương châm kinh doanh “Luôn gia tăng giá trị cho bạn” của Ngân hàng Quốc Tế được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất, phát triển hoạt động an toàn và bền vững nhằm không ngừng mang lại nhiều lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên ngân hàng và các cổ đông.

Một phần của tài liệu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w