Phân tích SWOT cho phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu (Trang 64)

3.2.2.1. Điểm mạnh và điểm yếu

 Điểm mạnh.

- Hiện tại đã xây dựng khá thành công thương hiệu, tạo dựng được vị trí khá tốt trên thị trường.

- Là một thương hiệu đã có uy tín trong thị trường tài chính ngân hàng, Ngân hàng Quốc Tế VIB đã vinh dự được nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam.

Đến cuối năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế có vị trí vững chắc trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu trên thị trường Việt Nam. Năm 2008, Ngân hàng Quốc Tế được người tiêu dùng bình chọn là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008.

- Ban lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng và có kinh nghiệm làm việc cho những ngân hàng nước ngoài.

- Cơ cấu tổ chức có sự chuyên biệt trong ngành dọc rất tốt, giúp tập trung phục vụ tốt nhất cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu.

- Đội ngũ nhân viên là những người trẻ, được đào tạo tốt, năng động. VIB được coi là một ngân hàng trẻ với hơn 70% nhân viên có tuổi đời dưới 30. Trong đó các cán

bộ có trình độ từ Đại học, Cao đẳng trở lên chiếm 91%, có trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ làm truyền thông thương hiệu chuyên nghiệp.

- Phong cách làm việc tương đối gần giống so với các ngân hàng phát triển trên thế giới.

- Mạng lưới phân phối khá rộng khắp và số lượng kênh phân phối tăng lên qua các năm, Ngân hàng Quốc Tế đang là ngân hàng thương mại cổ phần đứng thứ 4 về địa bàn tỉnh thành phố có chi nhánh và đứng thứ 6 về tổng số đơn vị kinh doanh.

- VIB được xem là một ngân hàng tốt, có cơ sở, có những điều kiện cần cho sự phát triển bền vững, lâu dài.

- Đã có chiến lược truyền thông trên hầu hết các phương tiện quảng cáo và PR. - Sở hữu những ấn phẩm nội bộ như bản tin nội bộ, tờ báo của nội bộ ngân hàng có chất lượng cao, giúp cho thương hiệu được cảm nhận ngay từ bên trong ngân hàng. Đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển thương hiệu.

- Kết quả kinh doanh tăng đều đặn qua hàng năm, giúp tạo dựng lòng tin đối với khách hàng. Đặc biệt như một năm kinh tế có nhiều bất ổn như năm 2008 mà ngân hàng vẫn có lợi nhuận.

 Điểm yếu

- Ngân hàng chưa có chiến lược truyền thông về biểu tượng thương hiệu một cách cụ thể để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu.

- Ngân hàng vẫn có định hướng tích cách cho mình nhưng chưa có những chiến lược truyền thông hiệu qua để quảng bá những tính cánh thương hiệu đó đến với khách hàng.

- Nhiều chi nhánh đang còn thiếu về nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.2.2.2. Cơ hội và thách thức

 Cơ hội

- Xu hướng hợp tác, liên kết ngày càng phổ biến nên ngân hàng có cơ hội hợp tác với nhiều tập đoàn tài chính lớn để tạo độ vững chắc cho thương hiệu.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng vào công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển. Điều đó giúp cho ngân hàng có cơ hội phát triển thêm nếu biết tận dụng nó.

- Sự điều tiết của Chính phủ phần nào giúp thị trường tài chính ở Việt Nam chịu ít sự biến động trong cơn khủng hoảng kinh tế năm vừa qua, nguy cơ khủng hoảng tài chính là thấp.

- Hội nhập đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở ra cơ hội cho ngành ngân hàng thực hiện các cuộc trao đổi, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới.

Vì thế uy tín và vị thế của hệ thống Ngân hàng Việt Nam (NHVN) sẽ được nâng lên, ít nhất là trên thị trường khu vực. Điều này thực sự tạo cho hệ thống NHVN nói chung và các Ngân hàng thương mại cổ phần nhiều cơ hội để từng bước nâng cao hiệu quả điều hành và phát triển vững mạnh.

- Trong năm 2009, gói kích cầu của Chính phủ có thể sẽ đem lại cơ hội cho doanh nghiệp để ổn định kinh doanh. Dự kiến, gói kích cầu với giá trị lên tới 1 tỷ USD, tương đương 17.000 tỷ đồng của Chính phủ sẽ được đưa ra thị trường thông qua hệ thống ngân hàng.

 Thách thức

- Việt Nam gia nhập WTO nên có nhiều đối thủ có tiềm lực lớn, sẽ tạo sức ép cho thị trường tài chính Việt Nam. Ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài xuất hiện trên thị trường Việt Nam.

- Ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng cổ phần, gia tăng cạnh tranh, tạo sức ép cho sự phát triển thương hiệu. Nhiều ngân hàng đã có những tên tuổi nhất định như Vietcombank, Techcombank, VPBank… sẽ là những đối thủ lớn.

- Nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, tạo sức ép cho thị trường ngân hàng, tài chính. Nhiều ngân hàng đã làm ăn không có lãi trong năm 2008 vừa qua.

- Các ngân hàng nước ngoài liên tục đẩy mạnh các sản phẩm bán lẻ trong khi các Ngân hàng trong nước vẫn đang trong vòng tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị trường ngân hàng sẽ bắt đầu năm 2009 khi mà lãi suất chỉ còn xoay quanh mức 10%/năm, một mức thậm chí thấp hơn đầu năm 2008. Dù đã thấp như vậy, nhưng xu hướng biến động lãi suất chủ yếu trong năm 2009 được dự báo là tiếp tục giảm dần.

Và khi biến động lãi suất chỉ trong một biên độ nhỏ vài %, lại theo hướng đi xuống, các ngân hàng sẽ rất khó có thể thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động cho vay.

- Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì tình hình kinh tế thế giới năm 2009 vẫn diễn biến phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới ngày càng lan rộng và ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Và khi kinh tế Việt Nam ngày càng có mối liên hệ nhiều hơn với nền kinh tế thế giới thì những biến động của nền kinh tế thế giới sẽ có ảnh hưởng nhiều đến thị trường Việt Nam, và sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường ngân hàng tài chính.

3.2.2.3. Ma trận SWOT kết hợp

 Sử dụng điểm mạnh khai thác cơ hội (OS)

- Tận dụng vị trí hiện có để tiếp tục phát triển thương hiệu, tăng cường hợp tác với các đối tác lớn.

- Phát huy tính năng động sáng tạo của nguồn nhân lực hiện có, nghiên cứu ra nhiều sản phẩm mới phục vụ những đối tượng khách hàng mà ngân hàng định hướng tập trung.

- Khai thác tối đa khả năng làm PR, bởi ở ngân hàng VIB hiện nay thì công tác PR vẫn được chú trọng nhiều nhất trong hoạt động marketing.

 Tận dụng mặt mạnh đối phó nguy cơ (TS)

- Bảo vệ thương hiệu thông qua một số hoạt động như tăng cường tính bảo mật của thẻ, tránh sự xâm phạm đến tài sản của khách hàng qua thẻ, tránh nguy cơ làm giả thẻ…

- Tận dụng vị thế đã có trên thị trường ngân hàng để liên kết với những tập đoàn tài chính lớn để chuyển thành hợp tác, giảm thiểu sự cạnh tranh.

- Tận dụng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch hiện có để làm tốt công tác truyền thông sâu rộng đến nhiều khách hàng hơn.

 Tranh thủ cơ hội khắc phục điểm yếu (OW)

- Áp dụng sự phát triển của công nghệ ngân hàng, ứng dụng vào kênh phân phối ngân hàng điện tử, vào quá trình giao dịch với khách hàng…

- Liên kết với các tập đoàn tài chính lớn tạo sự bền vững cho thương hiệu. Học tập phong cách làm việc chuyên nghiệp từ các ngân hàng nước ngoài. Học tập những điểm mạnh ở các ngân hàng nước ngoài mà ngân hàng mình chưa có.

- Tăng cường sử dụng công cụ PR để quảng bá thương hiệu.

- Tân dụng những chính sách kích cầu của Chính phủ để tạo thêm nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh.

 Giảm thiểu mặt yếu tránh nguy cơ (TW)

- Nâng cao chất lượng sản phẩm đến dịch vụ, phong cách làm viêc chuyên nghiệp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước.

- Định vị thương hiệu rõ ràng, giúp khách hàng nhận thức đúng đắn hơn về thương hiệu, gia tăng giá trị cảm nhận thương hiệu từ khách hàng.

 Ma trận SWOT kết hợp

Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) OS

- Tận dụng vị trí hiện có để tiếp tục phát triển thương hiệu, tăng cường hợp tác với các đối tác lớn.

- Phát huy tính năng động sáng tạo của nguồn nhân lực hiện có, nghiên cứu ra nhiều sản phẩm mới phục vụ những đối tượng khách hàng mà ngân

OW

- Áp dụng sự phát triển của công nghệ ngân hàng, ứng dụng vào kênh phân phối ngân hàng điện tử, vào quá trình giao dịch với khách hàng… - Liên kết với các tập đoàn tài chính lớn tạo sự bền vững cho thương hiệu. Học tập phong cách làm việc chuyên nghiệp

hàng định hướng tập trung. - Khai thác tối đa khả năng làm PR, bởi ở ngân hàng VIB hiện nay thì công tác PR vẫn được chú trọng nhiều nhất trong hoạt động marketing.

từ các ngân hàng nước ngoài. - Tăng cường sử dụng công cụ PR để quảng bá thương hiệu. - Tân dụng những chính sách kích cầu của Chính phủ để tạo thêm nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh.

Nguy cơ (T)

TS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Bảo vệ thương hiệu thông qua một số hoạt động như tăng cường tính bảo mật của thẻ, tránh sự xâm phạm đến tài sản của khách hàng qua thẻ, tránh nguy cơ làm giả thẻ…

- Tận dụng vị thế đã có trên thị trường ngân hàng để liên kết với những tập đoàn tài chính lớn để chuyển thành hợp tác, giảm thiểu sự cạnh tranh.

- Tận dụng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch hiện có để làm tốt công tác truyền thông sâu rộng đến nhiều khách hàng hơn.

TW

- Nâng cao chất lượng sản phẩm đến dịch vụ, phong cách làm viêc chuyên nghiệp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước.

- Định vị thương hiệu rõ ràng, giúp khách hàng nhận thức đúng đắn hơn về thương hiệu, gia tăng giá trị cảm nhận thương hiệu từ khách hàng.

3.3. Một số giải pháp phát triển thương hiệu

- Ngân hàng cần xây dựng cho mình một biểu tượng thương hiệu cụ thể và tăng cường quảng bá hình ảnh của biểu tượng thương hiệu này đến với khách hàng. Hiện tại VIB vẫn chưa có chưa có chiến lược truyền thông cụ thể nào về biểu tượng thương hiệu cho nên khách hàng vẫn khó nhận biết được tính cách cụ thể của thương hiệu VIB là gì. Ngân hàng cần xây dựng cho mình một tính cách thương hiệu cụ thể, rõ ràng hơn và truyền thông nó đến với khách hàng.

- Ngân hàng có thể thiết kế cho mình một logo mới và thực hiện chương trình truyền thông về sự thay đổi yếu tố nhận diên thương hiệu đó.

- Thiết kế thông điệp quảng cáo cụ thể và đồng nhất trên các phương tiện quảng cáo để có thể truyền tải một cách tốt nhất đến khách hàng.

 Thực hiện chương trình tái định vị thương hiệu VIB:

- Định vị cho ngân hàng một vị trí cụ thể trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

- Hoàn thiện các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu của ngân hàng.

- Thực hiện chương trình tái định vị cho thương hiệu VIB. Hiện tại ngân hàng đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường nhưng ngân hàng phải củng cố và phát triển nó hơn nữa. Vì vậy ngân hàng cần tăng cường các hoạt động PR để phát triển thương hiệu.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông quảng bá chiến lược định vị.

 Hoàn thiện các yếu tố của marketing mix để giúp phát triển thương hiệu:

 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ:

- Hoạt động cho vay tiêu dùng đang ngày càng gia tăng. Vì vậy ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua hoạt động liên kết với các nhà cung cấp và các tập đoàn tài chính lớn. Và cải thiện hoạt động phát triển sản phẩm và hoạt động marketing cho tín dụng tiêu dùng.

Thông qua đó ngân hàng có thể mở rộng và phát triển thương hiệu của mình. - Ngân hàng có thể nghiên cứu đưa ra các sản phẩm ưu đãi cho các khách hàng cốt lõi, truyền thống tạo ra các gói sản phẩm dành cho nhu cầu đa dạng, toàn diện của khách hàng.

- Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng bằng việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý. Ngoài ra, ngân hàng cần cơ cấu đầu tư vốn trong điều kiện mới theo hướng, giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân trong nền kinh tế.

- Phát triển dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ kiều hối…

 Áp dụng lãi suất linh hoạt cho từng thời kỳ:

Với mỗi thời kỳ khác nhau, tùy thuộc vào sự biến động của nền kinh tế và các quy định của Chính phủ về lãi suất, ngân hàng cần có sự điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Lãi suất là một trong các tiêu chí quan trọng để khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nào. Vì vậy điều chỉnh lãi suất cho phù hợp và linh hoạt sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Cần sử dụng chính sách lãi suất như là một công cụ cạnh tranh với các ngân hàng khác.

 Mở rộng thêm các mạng lưới phân phối:

Để nâng cao độ nhận biết thương hiệu trên diện rộng ngân hàng cần cố gắng phát triển thêm hệ thống kênh phân phối của mình.

Ngoài việc phát triển kênh phân phối truyền thống ngân hàng cũng cần ứng dụng công nghệ vào việc hoàn thiện kênh phân phối điện tử, cung cấp thêm nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.

 Tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp:

- Phát triển các chương trình khuyến mãi phục vụ công tác huy động tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế.

- Sử dụng thêm một số kênh quảng cáo trên truyền hình như kênh VTV3, VTV1… vì đây là kênh có khá nhiều người xem và tiếp xúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục phát huy các thế mạnh về truyền thông thương hiệu vốn có của ngân hàng. Tăng cường hơn nữa các hoạt động PR, các chương trình hướng tới cộng đồng, hướng tới sự nhận diện trong xã hội.

- Tổ chức các Hội nghị khách hàng, thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của khách hàng, về ngân hàng để qua đó cải thiện dần nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Tổ chức một cuộc nghiên cứu xem khách hàng quan tâm đế phương tiện truyền thông nào nhất, để qua đó ngân hàng tăng cường thực hiện các chương trình truyền thông trên phương tiện đó.

- Thực hiện định giá thương hiệu hàng năm và sau đó có thể công bố lên các phương tiện đại chúng như báo chí… để các doanh nghiệp và người tiêu dùng được biết để làm tăng giá trị cảm nhận về thưuơng hiệu.

- Việc quảng cáo cần tập trung vào việc tạo chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu (Trang 64)