Đây là nguồn vốn dồi dào nhất và ổn định ngân hàng có thể chủđộng trong việc cho vay từ nguồn vốn này. Nhìn vào bảng 2 ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn tăng không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 đạt 8.908 triệu đồng (chiếm 8,02% trong tổng nguồn vốn), sang năm 2006 tốc độ tăng nhanh 85,02% hay tăng 7.574 triệu đồng so với năm 2005 tức là đạt 16.482 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do ngân hàng rất quan tâm đến việc huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn do đó bên cạnh việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng còn thực hiện phương châm “đến tận nơi - mời tận mặt” nghĩa là đến từng nhà khách hàng có số tiền lớn ngay cả uỷ ban huyện để thuyết phục họ gửi tiền. Ngân hàng đã áp dụng chương trình tiết kiệm có dự thưởng với lãi suất hấp dẫn nên khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng ngày càng tăng. Ngoài ra, do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn nên khách hàng đầu tư vào loại tiền gửi này và xem là loại hình thức đầu tư hiệu quả.
Tuy nhiên, sang năm 2007 loại tiền gửi này giảm xuống còn 10.771 triệu đồng (chiếm 6,62% trong tổng nguồn vốn) giảm 5.711 triệu đồng hay 34,65% so với năm 2006, điều này không có nghĩa là công tác huy động vốn của ngân hàng không tốt mà do có nhiều biến động trên thị trường làm cho chỉ số giá tăng nhiều trong khi đó thu nhập của người dân đa phần không tăng lên nhiều nên tích lũy của họ giảm kéo theo nhu cầu gửi tiền cũng giảm.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 27 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa