Mọi hoạt động của kinh tế xã hội đều phải thông qua hoạt động của con người. Con người là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng. Đặc biệt trong tín dụng, nếu yếu tố con người được xem trọng và sử dụng đúng đắn sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, ngược lại nếu ngân hàng sử dụng những cán bộ tín dụng không có năng lực và đạo đức là thiệt hại vô cùng to lớn của ngân hàng. Chính vì vậy, công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng là hết sức cần thiết. Ngân hàng nên tạo điều kiện cho các nhân viên tham dự các buổi hội thảo, các khóa đào tạo ngắn hạn…để nâng cao trình độ chuyên môn của họ.
5.3.2.4 Mở rộng dịch vụ tư vấn
Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn chưa có kinh nghiệm làm hồ sơ vay vốn, lập các phương án, dự án và đặc biệt là báo cáo thu nhập báo cáo tài chính. Vì vậy, tư vấn có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng mà ngân hàng cần phải thực hiện.
Ngân hàng không chỉ tư vấn vấn đề tín dụng mà còn tư vấn về vấn đề công nghệ, kỹ thuật, mẫu mã, các đối tác cung cấp nguyên liệu…. nhằm đảm bảo khách hàng vay có dự án, phương án khả thi để dễ được vay, vừa tổ chức để sản xuất kinh doanh tốt nhằm sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh được rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.
5.3.2.5 Mở rộng những dịch vụ khác
Trong nền kinh tế thị trường các ngân hàng thường có sự cạnh tranh với nhau, ngân hàng nào có dịch vụ tốt (công nghệ dịch vụ hiện đại, thuận tiện, phí dịch vụ hợp lý…) sẽ là ngân hàng chiếm ưu thế. Điều đó sẽ thúc đẩy hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng phát triển. Trong thời
gian tới, ngân hàng nên đẩy mạnh các hoạt động sau
+ Tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng mới đi đôi với việc củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, tăng thị phần, quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng.
+ Chấn chỉnh việc thực hiện nội quy, quy chế và quy định khác trong nội bộ ngân hàng, đặc biệt là chấn chỉnh thái độ, tác phong giao tiếp với khách hàng nhằm xây dựng văn hóa giáo dục văn minh lịch sự.
+ Ứng dụng rộng rải công nghệ tin học, nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán bảo lãnh và mở rộng dịch vụ ngân hàng tại nhà cho một số khách hàng có số lượng giao dịch lớn.
5.3.3 Một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng
Ban lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên thực hiện những công việc sau: + Tiến hành giao kế hoạch và thường xuyên nắm bắt tiến độ thu nợ và lãi của cán bộ tín dụng.
+ Kiểm tra định kì hoặc đột xuất việc thực hiện kiểm tra sau khi cho vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng.
+ Định kì thay đổi địa bàn quản lí đối với cán bộ tín dụng để tránh trường hợp cán bộ tín dụng có mối quan hệ quá thân với khách hàng sẽ dễ dẫn đến việc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
+ Thu thập thông tin xác minh tư cách, phẩm chất, tác phong, chất lượng công tác của cán bộ tín dụng.
+ Tách bạch rõ ràng từng bộ phận trong quy trình cho vay như: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, kiểm tra theo dõi món vay và thu hồi nợ.
+ Bổ sung thêm cán bộ tín dụng có đầy đủđiều kiện để tránh tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng.
Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng. Làm việc này, cán bộ nhân viên sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng được nâng cao,
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 81 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa
khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và giảm được nợ quá hạn.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dỏi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợđối với khách hàng này.
Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Biện pháp này nhằm để xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra bình thường, liên tục. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải theo đúng tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước và đưa vào chi phí, tuy nhiên cũng phải phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu không sẽảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thểđối với các nhóm nợđược quy định như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50% và nhóm 5 là 100%.
Thực hiện đầy đủ các thủ tục về bảo đảm tiền vay:
- Đối với loại tài sản là bất động sản: Phải xác định đúng chủ sở hữu đích thực, những người hưởng quyền lợi liên quan đến tài sản, xem xét đến cả khả năng thanh khoản của loại tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay này (có bán được nhanh chóng dễ dàng không).
- Đối với loại tài sản là động sản: Phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, hợp pháp, đứng tên người vay và ngân hàng cho vay phải là người nắm giữ các giấy tờ sở hữu các động sản này.
Ngân hàng cần thực hiện cho vay đối với nhiều ngành nghề, ngoài nông nghiệp là chủ lực, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, thúc đẩy các đối tượng vay vốn mới có hiệu quả.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung, hoạt động tài chính ngân hàng cũng ngày càng phát triển cả về chất lượng và chủng loại sản phẩm. Đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng nước ta, điều đó cho thấy chúng ta cần phải cải tiến, đổi mới, nâng cao hoạt động ngân hàng để có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.
Phát huy những thành tựu trong những năm qua Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Châu Thành A không ngừng đổi mới nhiệm vụ và chức năng của mình. Kinh doanh đa năng lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu, không ngừng tăng trưởng doanh lợi của ngân hàng. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng qua các năm đều tăng. Đồng thời để có khả năng đáp ứng đầy đủ vốn cho khách hàng, ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian của mình là bên cạnh tăng doanh số cho vay, ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, giúp người dân sử dụng và cất giử nguồn vốn của mình một cách hiệu quả, không những thế ngân hàng còn mở rộng cho vay sang nhiều lĩnh vực nhiều đối tượng cùng thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Để đạt được kết quả trên phần lớn là do sự đóng góp tích cực của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, mọi người đều thấy được ý thức trách nhiệm của mình, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thánh nhiệm vụ được giao. Ngoài ra không thể không nói đến sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng làm tròn trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế.
Song song với những thành tựu đã đạt được, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn như tình hình huy động vốn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nợ quá hạn … đây là những vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ và uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Châu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 83 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa
Thành A đã không ngừng nổ lực tìm ra những giải pháp tích cực để vượt qua những khó khăn đó sánh vai với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua gần 3 tháng thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Châu Thành A đồng thời qua quá trình phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng em xin đưa ra một vài kiến nghị cho hoạt động của ngân hàng, nhà nước và chính quyền địa phương trong thời gian tới với hy vọng nó sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển.
6.2.1 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Châu Thành A