Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 50)

a) Tình hình biến động doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

* Đối với hộ sản xuất nông nghiệp

Nhìn chung tình hình thu nợ đối tượng này qua các năm đều tăng, năm 2005 đạt 27.350 triệu đồng, năm 2006 đạt 45.598 triệu đồng tăng 18.248 triệu đồng hay 66,72% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 58.968 triệu đồng tăng 13.370 triệu đồng hay 29,32% so với năm 2006. Có được kết quả này là do trong 3 năm qua kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặc hàng có thế mạnh của

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 51 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

tỉnh như: gạo, rau quảđông lạnh, thuỷ sản đông lạnh….tăng lên đáng kể, vay vốn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trả nợđúng hạn cho ngân hàng.

Bảng 9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005

CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ

TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt

đối % Tuyệt đối % Hộ SXNN 27.350 52,17 45.598 49,75 58.968 56,69 18.248 66,72 13.370 29,32 Hộ SXKD 17.814 33,98 27.138 29,61 29.187 28,06 9.324 52,34 2.049 7,55 TP khác 7.262 13,85 18.920 20,64 15.865 15,25 11.658 160,53 -3.055 -16,15 Tổng cộng 52.426 100 91.656 100 104.020 100 39.230 74,8 12.364 13,5

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A

27350 45598 58968 29187 27138 17814 7262 18920 15865 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Triệu đồng Hộ SXNN Hộ SXKD TP khác

Hình 9: Biểu đồ thể hiện biến động doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

* Đối với hộ sản xuất kinh doanh

Do ngân hàng lựa chọn được khách hàng có uy tín và có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được ngân hàng thẩm định trước khi cho vay. Cộng thêm đa số hộ vay hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận nên họ trả nợđúng hạn cho ngân hàng chính vì thế doanh số thu nợđối với hộ sản xuất kinh doanh cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2005 đạt 17.814 triệu đồng, năm 2006 đạt 27.138 triệu đồng tăng 9.324 triệu đồng hay 52,34% so với năm 2006. Năm 2007 có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn tăng 7,55% hay 2.049 triệu đồng so với năm 2006. Mặc dù tăng chậm nhưng cũng góp phần nào thể hiện được thiện chí trả nợ của các hộ nhằm nâng cao uy tín của mình.

* Đối với thành phần kinh tế khác

Tình hình thu nợ đối với thành phần khác tăng trưởng không đều. Năm 2005 đạt 7.262 triệu đồng, năm 2006 tăng nhanh đạt 18.920 triệu đồng tăng 11.658 triệu đồng hay 160,53% so với năm 2005. Tuy nhiên doanh số thu nợ thành phần này vào năm 2007 lại giảm xuống còn 15.865 triệu đồng giảm 3.055 triệu đồng hay 16,15% so với năm 2006. Nguyên nhân do năm 2007 giá cả hàng hoá tăng nhanh nên phần lớn các đối tượng này dùng tiền để chi cho cuộc sống gia đình nên việc trả nợ ngân hàng gặp khó khăn.

b) Cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Hình 10: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Nhìn vào biểu đồ (hình 10) ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cả 3 năm với tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là 52,17% - 49,75% - 56,69%. Kếđến là hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm

Năm 2005 13,85% 33,98% 52,17% Năm 2006 20,64% 29,61% 49,75% Hộ SXNN Hộ SXKD TP khác Năm 2007 15,25% 28,06% 56,69%

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 53 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

vị trí thứ 2 với tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là 33,98% - 29,61% - 28,06%. Thành phần kinh tế khác doanh số thu nợ có sự tăng giảm qua các năm nhưng tỷ trọng vẫn thấp nhất trong cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm với tỷ trọng lần lượt là 13,85% - 20,64% - 15,25%. Nguyên nhân là do hộ sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu vì đây là khách hàng thường xuyên và có uy tín đối với ngân hàng nên khi có thu nhập ngoài việc chi tiêu trong gia đình thì họ trả tiền cho ngân hàng. Thêm vào đó hộ sản xuất nông nghiệp có thu nhập theo mùa, số lượng tiền thu về lớn cùng một lúc nên có đủ tiền trả cho ngân hàng nên doanh số thu nợ luôn cao hơn hộ sản xuất kinh doanh và thành phần khác.

4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn của NHNo&PTNT Châu Thành A 4.3.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

a) Tình hình biến động dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, NHNO&PTNN Châu Thành A luôn chú trọng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Vì thế những năm qua ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng của vùng, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Điều này được thể hiện cụ thể qua dư nợ ngắn hạn đối với các ngành kinh tế như sau:

* Dư nợ ngắn hạn ngành trồng trọt

Dư nợ ngắn hạn đối với ngành trồng trọt tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2005 dư nợ đạt 23.025 triệu đồng, năm 2006 đạt 13.750 triệu đồng giảm 9.275 triệu đồng hay 40,28% so với năm 2005. Tuy nhiên sang năm 2007 một phần do thời hạn của những hợp đồng tín dụng thường khác nhau và một phần do sản xuất không thuận lợi số nợ xin gia hạn tăng và doanh số thu nợ giảm, điều này đã làm cho dư nợ trong lĩnh vực này tăng lên 18.135 triệu đồng tăng 4.385 triệu đồng hay 31,89% so với năm 2006.

* Dư nợ ngắn hạn ngành chăn nuôi

Có sự tăng giảm trong 3 năm, cụ thể năm 2005 dư nợ là 2.271 triệu đồng, sang năm 2006 là 5.934 triệu đồng tăng 3.663 triệu đồng hay 161,3% so với năm 2005. Đến năm 2007 giảm xuống còn 4.156 triệu đồng giảm 1.778 triệu đồng hay 29,96% so với năm 2006. Nguyên nhân do năm 2007 doanh số cho vay tăng lên

không đáng kể (0,2%) trong khi đó doanh số thu nợ tăng lên đến 140,8% làm cho dư nợ giảm xuống.

* Dư nợ ngắn hạn ngành máy nông nghiệp

Do tình hình chăn nuôi ởđịa phương gặp khó khăn nên chi nhánh nhận thấy được sự kém hiệu quả từ đối tượng này có thể mang lại cho chi nhánh nên chi nhánh đã chuyển đổi đối tượng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể là đã chuyển sang đầu tư máy nông nghiệp nhiều hơn. Vì vậy mà dư nợ máy nông nghiệp qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2005 là 5.645 triệu đồng, năm 2006 là 15.706 triệu đồng tăng 10.061 triệu đồng hay 178,23% so với năm 2005. Năm 2007 là 30.063 triệu đồng tăng 14.359 triệu đồng hay 91,42% so với năm 2006.

* Dư nợ ngắn hạn ngành cho vay tiêu dùng

Dư nợ ngắn hạn ngành cho vay tiêu dùng giảm qua 3 năm, năm 2006 dư nợ đạt 8.098 triệu đồng giảm 2.496 triệu đồng hay 23,56% so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng trong khi doanh số cho vay đối với tiêu dùng lại giảm nên làm cho dư nợ giảm. Đến năm 2007 dư nợ cũng giảm nhưng không đáng kểđạt 6.454 triệu đồng giảm 1.644 triệu đồng hay 20,30% so với năm 2006.

* Dư nợ ngắn hạn ngành xây dựng nhà

Nhìn chung dư nợ ngắn hạn đối với ngành xây dựng nhà qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 dư nợ đạt 13.328 triệu đồng, năm 2006 đạt 19.532 triệu đồng tăng 6.204 triệu đồng hay 46,54% so với năm 2005. Năm 2007 tiếp tục tăng với tốc độ tăng là 8,84% hay tăng 1.727 triệu đồng so với năm 2006. Biến động như thế là do phụ thuộc vào doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm.

* Dư nợ ngắn hạn ngành thương mại dịch vụ

Dự nợ ngành này có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 dư nợ là 12.546 triệu đồng, năm 2006 là 11.546 triệu đồng giảm 1000 triệu đồng hay 7,97% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ không tăng cũng không giảm so với năm 2006 vẫn là 11.546 triệu đồng. Điều này phù thuộc vào việc thu nợ, có năm thì thu được nhưng có năm không thu được đồng nào. Trong đó phần lớn là nợ gia hạn chứ không có nghĩa là doanh số cho vay vẫn giữ nguyên mà ngân hàng đã không đầu tư vào lĩnh vực này vào năm 2007.

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 55 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Bảng 10: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Trồng trọt 23.025 32,82 13.750 16.53 18.135 17,57 -9.275 -40,28 4.385 31,89 Chăn nuôi 2.271 3,24 5.934 7,13 4.156 4,03 3.663 161,3 -1.778 -29,96 Máy NN 5.645 8,05 15.706 18,88 30.065 29,14 10.061 178,23 14.359 91,42 CVTD 10.594 15,09 8.098 9,75 6.454 6,26 -2.496 -23,56 -1.644 -20,30 XD nhà 13.328 18,99 19.532 23,48 21.259 20,61 6.204 46,54 1.727 8,84 TM-DV 12.546 17,88 11.546 13,88 11.546 11,19 -1000 -7,97 - - Ngành khác 2.758 3,93 8.616 10,35 11.558 11,2 5.858 212,4 2.942 34,14 Tổng cộng 70.167 100 83.182 100 103.173 100 13.015 18,55 19.991 24,03

* Dư nợ ngắn hạn ngành khác

Dư nợ ngắn hạn đối với ngành khác có xu hướng tăng, năm 2005 đạt 2.758 triệu đồng, năm 2006 là 8.616 triệu đồng tăng 5.858 triệu đồng hay 212,4% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 11.558 triệu đồng tăng 2.942 triệu đồng hay 34,14% so với năm 2006. Sự tăng lên không đồng đều như vậy là do một phần người dân cũng chưa có trách nhiệm trả nợ cao, đặc biệt đối với gia đình có con xuất khẩu lao động gửi tiền vềđể trả nợ.

b) Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Hình 11: Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Năm 2005 ngành trồng trọt đứng đầu trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng (chiếm 32,82%) nhưng vị trí này giảm xuống vào năm 2006 và năm 2007 (đều đứng thứ 3) với tỷ trọng lần lượt qua 2 năm là 16,53% - 17,57%. Cũng giống như ngành trồng trọt ngành cho vay tiêu dùng cũng có vị trí giảm dần, năm 2005 đứng thứ 4 (chiếm 15,09%), sang năm 2006 và năm 2007 đều đứng thứ 6 với tỷ trọng lần lượt qua 2 năm là 9,75% - 6,25% trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Ngành thương mại dịch vụ cũng có vị trí giảm dần qua 3 năm, năm 2005 đứng thứ 3 (chiếm 17,88%), sang năm 2006 đứng thứ 4 (chiếm 13,88%), năm 2007 xuống vị trí thứ 5 (chiếm 1,19%) trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng.

Ngược lại ngành khác có tỷ trọng tăng dần qua 3 năm, năm 2005 đứng vị trí thứ 6, sang năm 2006 đứng thứ 5 và vươn lên vị trí thứ 4 vào năm 2007 với tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là 3,93% - 10,35% - 11,2% trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng.

Năm 2005 3,93% 17,88% 18,99% 15,09% 8,05% 3,24% 32,82% Năm 2006 10,35% 13,88% 23,48% 9,75% 18,88% 7,13% 16,53% Trồng trọt Chăn nuôi Máy NN CVTD XD nhà TM-DV Ngành khác Năm 2007 11,2% 11,19% 20,61% 6,26% 29,14% 4,03% 17,57%

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 57 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

Hơn cả ngành khác, ngành máy nông nghiệp có vị trí tăng vượt bật từ vị trí thứ 5 vào năm 2005 với tỷ trọng là 8,05% đã vươn lên vị trí thứ 2 vào năm 2006 (chiếm 18,88%), không chỉ dừng lại ởđó ngành máy nông nghiệp đã vươn lên đứng đầu vào năm 2007 với tỷ trọng là 29,14% trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Đứng vị trí thứ 2 vào năm 2005 đó là ngành xây dựng nhà (chiếm 18,99%), sang năm 2006 vươn lên đứng đầu với tỷ trọng là 23,48% nhưng sang năm 2007 đã giảm xuống vị trí thứ 2 (chiếm 20,61%) trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Và cuối cùng là ngành chăn nuôi chiếm vị trí thấp nhất vào 3 năm với tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là 3,24% - 7,13% - 4,03% trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng.

4.3.3.2 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

a) Tình hình biến động dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 11:Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng

qua 3 năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Hộ SXNN 34.456 49,11 42.905 51,58 55.871 54,15 8.449 24,52 12.966 30,2 Hộ SXKD 24.814 35,36 29.169 35,07 34.789 33,72 4.355 17,55 5.620 19,26 TP khác 10.897 15,53 11.108 13,35 12.513 12,13 211 1,93 1.405 12,65 Tổng cộng 70.167 100 83.182 100 103.173 100 13.015 18,55 19.991 24,03

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A

* Đối với hộ sản xuất nông nghiệp

Đối với sản xuất nông nghiệp, đến một giai đoạn phát triển nào đó, người dân cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất thay vào quy trình sản xuất thủ công nghiệp: máy cày, máy xới, máy cắt, máy sạ hàng,

máy sấy,… Nhận định rõ điều này, chi nhánh mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Thêm vào đó do đây là khách hàng thường xuyên nên ngân hàng luôn ưu tiên vốn cho họ. Vì vậy, dư nợ qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2005 là 34.456 triệu đồng, sang năm 2006 tăng 8.449 triệu đồng hay 24,52% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 55.871 triệu đồng tăng 12.966 triệu đồng hay 30,2% so với năm 2006.

* Đối với hộ sản xuất kinh doanh

Bên cạnh tăng vốn đầu tư vào hộ sản xuất nông nghiệp thì hộ sản xuất kinh doanh cũng được chú trọng phát triển. Bởi vì kinh doanh thì phải có vốn, vốn càng lớn thì có điều kiện để mở rộng đầu tư mang lại lợi nhuận nhiều hơn nên ngân hàng luôn ủng hộ họ sản xuất kinh doanh bằng cách cho họ vay vốn khi họ cần và có đầy đủ điều kiện vay. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất kinh doanh tăng qua 3 năm. Năm 2005 đạt 24.814 triệu đồng, năm 2006 đạt 29.169 triệu đồng tăng 4.355 triệu đồng hay 17,55% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 34.789 triệu đồng tăng 5.620 triệu đồng hay 19,26 % so với năm 2006.

* Đối với thành phần kinh tế khác

Dư nợ đối với thành phần kinh tế khác tăng qua 3 năm nhưng với tốc độ không cao (dưới 12,65%). Cụ thể, năm 2005 dư nợ là 10.897 triệu đồng, sang năm 2006 tăng 1,93% hay 211 triệu đồng so với năm 2005, tức là dư nợđạt 11.108 triệu đồng. Năm 2007 đạt 12.513 triệu đồng tăng 1.405 triệu đồng hay 12,65% so với năm 2006. Kết quả trên phù thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng, năm 2006 tốc độ tăng của doanh số thu nợ lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay làm cho dư nợ tăng với tốc độ không cao (1,93%). Tuy nhiên sang năm 2007 tốc độ giảm của doanh số thu nợ lại lớn hơn tốc độ giảm của doanh số cho vay,

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 50)