Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn tại NHNO &PTNT Châu Thàn hA

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 59)

4.3.4.1 Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

a) Tình hình biến động nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Nhìn bảng 12ta thấy nợ quá hạn ngành trồng trọt giảm đáng kể qua 3 năm. Năm 2005 là 232 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống còn 23 triệu đồng giảm 209 triệu đồng hay 90% so với năm 2005. Đến năm 2007 có tăng lên với tốc độ 160,8% hay 37 triệu đồng so với năm 2006 nhưng tăng không đáng kể so với năm 2005, tức là mức nợ quá hạn năm 2007 là 60 triệu đồng. Nguyên nhân của

Năm 2005 15,53% 35,36% 49,11% Năm 2006 35,07% 51,58% 13,35% Hộ SXNN Hộ SXKD TP khác Năm 2007 12,13% 33,72% 54,15%

sự giảm đáng kể này là ngành trồng trọt ngày càng có nhiều thuận lợi người dân dần dần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kết hợp theo mục tiêu ruộng vườn ao chuồng nên năng suất thu được cao dẫn đến có tiền trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn giảm.

Ngược lại với ngành trồng trọt ngành máy nông nghiệp. Nếu như nợ quá hạn năm 2006 giảm xuống 4 triệu đồng hay 36,36% so với năm 2005 thì ngược lại vào năm 2007 tăng đột ngột với tốc độ 3442% hay 241 triệu đồng so với năm 2006. Mức nợ quá hạn lần lượt qua 3 năm là: 11 triệu đồng, 7 triệu đồng, 248 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do một số hộ vay bước đầu áp dụng khoa học kỹ thuật nên không thể tránh khỏi thất bại và sự thất bại đó ảnh hưởng đến công việc của họ nhất là thu nhập, vì vậy người dân không có tiền trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó nợ quá hạn sẽ phải đóng lãi quá hạn nên người dân cũng do dự khi trả nợ vì số tiền lãi quá lớn.

Tiếp theo đó là ngành cho vay tiêu dùng nợ quá hạn cũng tăng lên đáng kể vào năm 2006, 2007 trong khi năm 2005 là 21 triệu đồng thì năm 2006 là 106 triệu đồng tăng 85 triệu đồng hay 404,7% so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục tăng với tốc độ 87,7% hay 93 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là do vào năm 2006 giá cả hàng hoá đã bắt đầu tăng và năm 2007 lại tăng nhanh hơn, do đó người dân phải dùng nhiều tiền mới chi trảđủ cho một vật gì đó trong khi thu nhập của họ hầu như không tăng hoặc tăng rất ít, vì vậy họ không đủ tiền trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn tăng.

Đối với ngành xây dựng nhà nợ quá hạn biến động bất thường năm 2005 là 13 triệu đồng, sang năm 2006 nợ quá hạn bằng 0 là điều rất tốt, tuy nhiên đến năm 2007 tăng nhanh đến 342 triệu đồng. Nguyên nhân tăng nhanh là do nguồn thu nợ của món vay này là từ nguồn thu khác. Mà trong điều kiện lạm phát trong năm 2007 thì các lĩnh vực khác hoạt động chưa đủđể phục vụ cho mình nói chi đến việc trả nợ cho việc xây dựng nhà. Vì vậy, người dân lo cho cuộc sống của họ nhiều hơn việc trả nợ cho ngân hàng.

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 61 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Bảng 12: Nợ qúa hạn ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Trồng trọt 232 83,75 23 16,9 60 6,25 -209 -90 37 160,8 Chăn nuôi - - - - 80 8,3 - - - - Máy NN 11 3,97 7 5,15 248 25,83 4 36,36 241 3442 CVTD 21 7,38 106 77,9 199 20,73 85 404,7 93 87,7 XD nhà 13 4,7 - - 342 35,63 - - - - TM-DV - - - - Ngành khác - - - - 31 3,2 - - - - Tổng cộng 277 100 136 100 960 100 -141 -50,9 824 605,8

Về ngành chăn nuôi và ngành khác chỉ phát sinh nợ quá hạn vào năm 2007 do trong năm ngành chăn nuôi gặp phải dịch bệnh nên ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư. Cụ thể, nợ quá hạn năm 2007 là 80 triệu đồng. Mặc khác do chi nhánh chuyển cơ cấu đầu tư từ lĩnh vực tiêu dùng sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…thêm vào đó đây là ngành đang phát triển ởđịa phương nên không tránh khỏi rủi ro. Chính đều này đã làm tăng nợ xấu ngành đầu tư khác tăng lên 31 triệu đồng.

b) Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Hình 13: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ qúa hạn ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Năm 2005 ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng (chiếm 83,75%). Nguyên nhân do tình hình sản xuất ởđịa phương gặp nhiều biến động ảnh hưởng đến năng suất của người dân. Bên cạnh đó ngân hàng xác định trồng trọt là đối tượng đầu tư chủ yếu nên rủi ro cho lĩnh vực này cao hơn các đối tượng khác. Tuy nhiên năm 2006 đã giảm xuống đứng vị trí thứ 2 (chiếm 16,91%) đến năm 2007 xuống vị trí thứ 5 (chiếm 6,25%). Đều này cho thấy đầu tư vốn của ngân hàng cho ngành trồng trọt ngày càng hiệu quả hơn.

Ngành máy nông nghiệp đứng vị trí thấp nhất vào cả hai năm 2005, 2006 với tỷ trọng lần lượt là 3,97% - 5,15%. Nhưng sang năm 2007 vươn lên đứng thứ 2 (chiếm 25,83%) đều này chứng tỏ rủi ro cho ngành này ngày càng tăng. Đối

Năm 2007 0% 3,2% 35,63% 20,73% 25,83% 8,3% 6,25% Năm 2005 0% 0% 0% 4,7% 7,38% 3,97% 83,75% Năm 2006 0% 0% 0% 77,9% 16,9% 0% 5,15% Trồng trọt Chăn nuôi Máy NN CVTD XD nhà TM-DV Ngành khác

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 63 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

với ngành cho vay tiêu dùng tỷ trọng nợ qúa hạn đứng thứ 2 trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng vào năm 2005 (chiếm 7,58%), nhưng sang năm 2006 đã vươn lên hàng đầu với tỷ trọng 77,9%, sự tăng nhanh này là nổi lo lớn đối với ngân hàng, vì vậy ngân hàng phải có biện pháp để hạn chế nó và điều đó đã xãy ra sau một năm cố gắng ngân hàng đã hạ tỷ trọng này xuồng còn 20,73% vào năm 2007 và đứng thứ 3 trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng. Đối với ngành xây dựng nhà tỷ trọng có vị trí giao động bất thường, năm 2005 chiếm 4,7% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng, năm 2006 nợ quá hạn bằng 0 đây là điều rất tốt, tuy nhiên năm 2007 lại vươn lên đứng đầu (chiếm 35,67%), điều này cho thấy đầu tư vốn vào ngành này rất nhiều rủi ro và điều này cần được ngân hàng quan tâm. Ngành chăn nuôi và ngành khác chỉ phát sinh nợ qúa hạn vào năm 2007,ngành chăn nuôi chiếm 8,3% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng còn ngành khác chiếm tỷ trọng thấp nhất (3,2%), đây là động lực để ngân hàng tiếp tục phát huy đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác.

4.3.4.2 Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế

a) Tình hình biến động nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 13:Nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3

năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Hộ SXNN 245 88,45 32 23,53 146 15,21 -213 -86,93 114 356,25 Hộ SXKD 32 11,55 104 76,47 797 83,02 72 225 693 666,3 TP khác - - - - 17 1,77 - - - - Tổng cộng 277 100 136 100 960 100 -141 -50,9 824 605,8

* Đối với hộ sản xuất nông nghiệp

Nhìn vào bảng 13 ta thấy nợ quá hạn năm 2006 giảm mạnh còn 32 triệu đồng giảm 213 triệu đồng hay 86,93% so với năm 2005. Nguyên nhân do năm 2005 người dân đã chi cho các khoản phải trả để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với chi phí còn thấp. Sang năm 2006 giá cả tăng lên nên người dân bán có lời nhiều hơn nên trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn giảm. Tuy nhiên vào năm 2007 do giá cả hàng hóa đều tăng nên chi phí phục vụ cho sản xuất cũng tăng nên người dân sản xuất không có lời dẫn đến nợ quá hạn tăng lên 146 triệu đồng tăng 114 triệu đồng hay 356,25% so với năm 2006.

* Đối với hộ sản xuất kinh doanh

Nợ quá hạn tăng dần qua các năm, năm 2005 là 32 triệu đồng, năm 2006 là 104 triệu đồng tăng 72 triệu đồng hay 225% so với năm 2006. Đến năm 2007 tiếp tục tăng lên mức 797 triệu đồng tăng 693 triệu đồng hay 666,3% so với năm 2006. Nguyên nhân tăng mạnh vào năm 2007 là do các cơ sở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong việc bán hàng đầu ra do giá cả tăng lên nên người dân hạn chế mua tiện nghi hoặc những thứ sa sỉ phẩm mà họ chỉ mua những thứ thiết yếu nên thu nhập của hộ này giảm khi đó ảnh hưởng đến lợi nhuận nên số tiền họ thu được họ sử dụng để quay vốn nên không trả tiền cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn tăng.

* Đối với thành phần kinh tế khác

Nợ quá hạn đối với thành phần này không đáng kể chỉ tăng vào năm 2007 là 17 triệu đồng. Nguyên nhân do ngân hàng mở rộng đối tượng đầu tư mới chưa giao dịch với họ nhiều nên có những đối tượng không có thiện chí trả nợ mà ngân hàng không biết dẫn đến nợ quá hạn tăng.

b) Cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2005 (chiếm 88,45%); Tuy nhiên sang năm 2006, 2007 tỷ trọng này giảm xuống thứ 2 trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng, với tỷ trọng lần lượt là: 23,53% - 15,21%. Ngược lại đối với hộ sản xuất kinh doanh nợ quá hạn lại chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2005 đứng vị trí thứ 2 (chiếm 11,55%) nhưng sang năm 2006, 2007 vươn lên vị trí đầu với tỷ trọng lần lượt là: 76,47% - 83,02%, ngân hàng cần quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của hộ sản xuất kinh doanh sau khi đã cho vay, nhằm ngăn

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 65 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

chặn tình trạng sử dụng vốn sai mục đích và hạn chế rủi ro. Còn đối với lĩnh vực thành phần kinh tế khác thì tỷ trọng tương đối thấp chiếm 1,77% vào năm 2007.

Hình 14: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

4.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A

Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Châu Thành A sẽđược phản ánh rõ hơn qua các chỉ số sau:

4.4.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động

Bảng 14: Bảng tính tỷ lệ dư nợ/vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

Dư nợ Triệu đồng 70.167 83.182 103.173 Vốn huy động Triệu đồng 10.439 20.017 15.107 Dư nợ/Vốn huy động Lần 6,72 4,15 6,82

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng như thế nào, con số này lớn quá hay nhỏ quá đều không tốt. Qua 3 năm tỷ lệ này tăng giảm không đều, năm 2005 là 6,72 lần, đến năm 2006 giảm xuống 4,15 lần, tỷ lệ này giảm do tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn tốc độ tăng của huy động vốn. Năm 2007 thì ngược lại nên tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động tăng lên mức 6,82 lần.

Năm 2005 0% 11,55% 88,45% Năm 2006 0% 76,47% 23,53% Hộ SXNN Hộ SXKD TP khác Năm 2007 1,77% 83,02% 15,21%

4.4.2 Hệ số thu nợ

Bảng 15: Bảng tính hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

Doanh số thu nợ Triệu đồng 52.426 91.656 104.020 Doanh số cho vay Triệu đồng 72.938 104.671 124.011

Hệ số thu nợ % 71,88 87,56 83,87

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A

Hệ số này thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng đồng thời đáng giá hiệu quả của công tác cho vay. Nhìn chung, hệ số này có sự gia tăng khá tốt, năm 2005 đạt 71,88%, năm 2006 tăng lên 87,56%, năm 2007 tuy có giảm so với năm 2006 nhưng vẫn tăng so với năm 2005 và vẫn ở mức cao với 83,87%, cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng khá hiệu quả. Có thể nói từ 100 đồng doanh số cho vay thì ngân hàng đã thu được hơn 70 đồng. Đây là kết quả khả quan mà ngân hàng đã đạt được trong 3 năm qua. Tuy nhiên ta không thể dựa vào chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối với doanh số cho vay mà thôi. Vì vậy, khi đánh giá chỉ tiêu hệ số thu nợ ta nên dựa vào phần nợđã đến hạn phải thu thì việc đánh giá mới thật sự chính xác.

Tóm lại: công tác thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua khá tốt. tuy nhiên để hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn được duy trì và phát triển đòi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nổ lực nhiều hơn nữa luôn luôn phối hợp chặc chẽ giữa doanh số cho vay với tăng cường công tác thu hồi nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được đảm bảo.

4.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 16: Bảng tính tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM

2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Nợ quá hạn Triệu đồng 277 136 960 Tổng dư nợ Triệu đồng 105.370 129.221 158.686 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,26 0,1 0,6

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rỏ rệch. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợở mức cho phép tối đa là 5%, nếu

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 67 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

vượt qua 5% thì rủi ro của ngân hàng đang ở tình trạng báo động. Nhìn bảng 16 ta thấy dư nợ của chi nhánh tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn giữở mức thấp (dưới 2%), đó là kết quả tốt trong hoạt động của chi nhánh. Năm 2005 tỷ lệ này là 0,26%, sang năm 2006 giảm còn 0,1% do tăng cường công tác thu nợ và xữ lý nợ thêm vào đó là ý thức trả nợ của khách hàng tăng lên giúp tỷ lệ nợ quá hạn giảm đây là điều rất tốt. Năm 2007 có tăng lên nhưng vẫn còn ở mức thấp và chấp nhận được (0,6%). Kết quả thực tế đã công nhận sự nổ lực từ nhiều phía: từ sự quản lý hiệu quả của Ban lãnh đạo và sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của các bộ tín dụng cộng thêm thiện chí trả nợ của khách hàng, điều này nên duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai.

4.4.4 Vòng quay tín dụng

Bảng 17: Bảng tính vòng quay tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

Doanh số thu nợ Triệu đồng 52.426 91.656 101.020 Dư nợđầu kỳ Triệu đồng 49.655 70.167 83.182

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 59)