a) Tình hình biến động doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Nhìn chung do chủ trương mở rộng cho vay ngắn hạn nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng qua 3 năm. Từ bảng số liệu (bảng 7) ta thấy năm 2005 doanh số cho vay đạt 72.938 triệu đồng, năm 2006 đã tăng 31.733 triệu đồng hay 43,5% so với năm 2005, không dừng lại ởđó năm 2007 tiếp tục tăng đạt 124.011 triệu đồng tăng 19.340 triệu đồng hay 18,48% so với năm 2006. Đạt đến kết quả khả quan như vậy là nhờ vào việc mở rộng hoạt động cho vay đến hầu hết các đối tượng sản xuất kinh doanh như: hộ sản xuất nông nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và các thành phần kinh tế khác. Ta có thể thấy rõ hơn tốc độ tăng về doanh số cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng sử dụng vốn cơ bản qua (bảng 7).
* Đối với hộ sản xuất nông nghiệp (Hộ SXNN)
Nhìn vào bảng 7 ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 đạt 36.776 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 54.047 triệu đồng tăng 46,96% hay 17.271 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục tăng với tốc độ 33,09% hay 17.887 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ sản xuất nông nghiệp vùng nông thôn, giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện kinh tế gia đình phát triển. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức góp phần nâng cao đời sống kinh tế. Vì Châu Thành A là địa bàn nông thôn nên kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất dưới hình thức hộ cá thể nên đây là đối tượng có tiềm năng rất lớn.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 43 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa
Bảng 7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007
Đơn vị: Triệu đồng
NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007
CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số
tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Hộ SXNN 36.776 50,42 54.047 51,64 71.934 58,0 17.271 46,96 17.887 33,09 Hộ SXKD 24.781 33,98 31.493 30,08 34.807 28,07 6.712 27,09 3.314 10,52 TP khác 11.381 15,62 19.131 18,28 17.270 13,93 7.750 68,09 -1.861 -9,73 Tổng cộng 72.938 100 104.671 100 124.011 100 31.733 43,5 19.340 18,48
Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A
* Đối với hộ sản xuất kinh doanh (Hộ SXKD)
Đối tượng này bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh như: tiệm tập hoá, các cơ sở buôn bán nhỏ… Đây là những đối tượng kinh tế đang được chính quyền khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của địa phương. Nhận thức được điều này ngân hàng đã và đang mở rộng hoạt động cho vay đối với đối tượng này. Thể hiện ở doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng qua các năm, năm 2005 đạt 24.781 triệu đồng, rồi tăng lên 31.493 triệu đồng và 34.807 triệu đồng vào năm 2006 và năm 2007. Nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động, kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều loại sản phẩm hàng hoá nhất là các sản phẩm từ chế biến nông sản, cần bổ sung vốn đầu tư. Thêm vào đó ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới mộc lên nên họ rất cần vốn, nên nhu cầu vay vốn cũng tăng lên.
* Đối với thành phần kinh tế khác (TP khác)
Nhìn vào bảng 7 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế khác tăng trưởng không đồng đều, tăng nhanh vào năm 2006 đạt 19.131
triệu đồng tăng 7.750 triệu đồng hay 68,09% so với năm 2005, đó là do cho vay với mức lãi suất ưu đãi nên đối tượng vay có lời hơn nên họ vay vốn nhiều hơn. Tuy nhiên vào năm 2007 doanh số cho vay lại giảm còn 17.270 triệu đồng giảm 1.861 triệu đồng hay 9,73% so với năm 2006, đó là do cho vay các thành phần kinh tế khác chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức, trường học, các cơ quan hành chính… Vì vậy, khi họ vay sẽ có mức lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất cho vay so với các đối tượng khác) nên doanh số cho vay năm 2007 có phần giảm xuống vì cho vay đối tượng này sẽ không có lời như các đối tượng khác. Và cũng một phần là do mức lương của họ được nâng cao nên họ cũng hạn chế vay vốn ngân hàng.
b) Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Hình 7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007
Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn (chiếm 50,42%). Kếđến là hộ sản xuất kinh doanh chiếm 33,98% và cuối cùng là thành phần kinh tế khác (chiếm 15,62%). Dựa vào biểu đồ (hình 7) ta thấy tình hình cho vay của ngân hàng đa số là cho vay hộ sản xuất nông nghiệp vì người dân sống chủ yếu bằng nghề nông.
Sang năm 2006 vị trí tỷ trọng của các thành phần trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn vẫn không có gì thay đổi hộ sản xuất nông nghiệp vẫn đứng đầu (chiếm 51,64%). Thứ 2 vẫn là hộ sản xuất kinh doanh nhưng tỷ trọng có phần giảm hơn so với năm 2005 (chiếm 30,08%), ngược lại đối với thành phần kinh tế
Năm 2005 15,62% 33,98% 50,42% Năm 2006 18,28% 30,08% 51,64% Hộ SXNN Hộ SXKD TP khác Năm 2007 13,93% 28,07% 58%