PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 36)

4.3.1 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

a) Tình hình biến động doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Cho vay theo ngành nghề là số tiền mà ngân hàng cho vay để người dân sử dụng vào các ngành nghề khác nhau trong đó chủ yếu là ngành trồng trọt, máy nông nghiệp, chăn nuôi…. Nhìn chung, qua 3 năm doanh số cho vay theo ngành nghề của ngân hàng tăng giảm không đều, có ngành giảm xuống mạnh lại có ngành tăng lên nhanh. Để thấy rõ hơn ta dựa vào bảng số liệu (bảng 6) sau:

* Doanh số cho vay ngắn hạn ngành trồng trọt

Châu Thành A là huyện có diện tích đất trồng nông nghiệp lớn nên phần lớn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Chính vì thế, nhu cầu vốn để sản xuất để phục vụ việc trồng trọt của người dân cao. Cho vay trồng trọt ở địa phương chủ yếu là cây lúa, bên cạnh đó là chăm sóc và cải tạo vườn….

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 37 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Trồng trọt 27.299 37,43 24.174 23,09 35.325 28,49 -3.125 -11,45 11.151 46,13 Chăn nuôi 2.669 3,66 7.538 7,20 7.553 6,09 4.869 182,4 15 0,2 Máy NN 5.808 7,96 18.335 17,52 33.056 26,66 12.527 215,6 14.721 80,29 CVTD 7.089 9,72 6.119 5,85 5.389 4,35 -970 -13,68 -730 -11,93 XD nhà 11.615 15,92 19.433 18,57 11.881 9,58 7.818 67,3 -7.552 -38,86 TM-DV 12.077 16,56 5.941 5,68 - - -6.136 -50,8 - - Ngành khác 6.381 8,75 23.131 22,09 30.807 24,83 16.750 262,5 7.676 33,18 Tổng cộng 72.938 100 104.671 100 124.011 100 31.733 43,5 19.340 18,48

Doanh số cho vay qua các năm như sau: năm 2005 đạt 27.299 triệu đồng, sang năm 2006 giảm còn 24.174 triệu đồng giảm 3.125 triệu đồng hay 11,45% so với năm 2005. Nguyên nhân do người dân chưa có kinh nghiệm trong việc trồng trọt và do vào năm 2006 bệnh rầy nâu phá huỷ mùa màng và một số dịch bệnh khác xảy ra trên một số cánh đồng làm cho mất mùa, vì vậy người dân hạn chế sản xuất. Nhưng sau khi biết cách phòng ngừa nhằm hạn chế thiên tai thì người dân đã mạnh dạn đầu tư nên doanh số cho vay năm 2007 tăng lên 35.325 triệu đồng tăng 46,13% hay 11.151 triệu đồng so với năm 2006. Và điều đó cũng do sản xuất có nhiều thuận lợi hơn, giá cao, thời tiết khá tốt cho cây trồng, người dân sản xuất có hiệu quả nên đã tận dụng hết diện tích đất sẵn có để đầu tư cho dự án của mình. Cụ thể: năm 2007 tổng sản lượng lúa đạt 112,03% kế hoạch, với năng suất bình quân 4,93 tấn/ha. Tất cả những điều trên làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ngành trồng trọt của ngân hàng tăng lên.

* Doanh số cho vay ngắn hạn ngành chăn nuôi

Đối với lĩnh vực này thì doanh số cho vay tăng trưởng không ổn định. Cụ thể, năm 2005 đạt 2.669 triệu đồng, sang năm 2006 tăng nhanh với tốc độ 182,4% hay 4.869 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do công việc chăn nuôi ở địa phương mang lại hiệu quả khả quan với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 4.923 tấn so với kế hoạch đạt 255,7%. Thêm vào đó tỉnh khuyến khích người dân mở rộng quy mô nuôi cá để tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân. Kết quảđó tạo cho người dân sự phấn khởi trong sản xuất, nên quy mô sản xuất tăng lên và nhu cấu vốn cũng tăng lên. Nhưng đến năm 2007 tình hình chăn nuôi của người dân gặp khó khăn bởi dịch cúm gia cầm ở gà vịt, lỡ mồm long móng ở heo bò…bùng phát ởđịa phương nên người dân không mở rộng chăn nuôi nữa, kéo theo doanh số cho vay chăn nuôi tăng không cao có thể nói là dừng tại chỗ vì tốc độ tăng chỉ có 0,2% hay 15 triệu đồng so với năm 2006.

* Doanh số cho vay ngắn hạn ngành máy nông nghiệp (Máy NN)

Doanh số cho vay ngành máy nông nghiệp qua 3 năm đều tăng, năm 2005 đạt 5.808 triệu đồng, sang năm 2006 tăng mạnh với tốc độ 215,6% hay 12.527 triệu đồng so với năm 2005 với số tiền là 18.335 triệu đồng và vẫn tiếp tục tăng vào năm 2007 đạt 33.056 triệu đồng tăng 80,29% so với năm 2006. Nguyên nhân

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 39 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

là do hầu hết người dân sống bằng nghề nông mà ngày nay nông nghiệp rất cần đến máy móc vì nó sẽ giúp người dân giảm bớt chi phí và công sức mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ như thay vì người dân gặt lúa bằng tay nhưng nay đã có máy gặt lúa thay thế rất tiện lợi, hoặc tưới nước cho cây trồng cũng có máy móc phục vụ. Tuy nhiên mua máy móc thì phải có vốn vì thế nhu cầu vốn của ngành này tăng lên kéo theo doanh số cho vay tăng lên đáng kể.

* Doanh số cho vay tiêu dùng (CVTD) ngắn hạn

Đây là hình thức cho vay nhằm giúp cho hộ dân phát triển kinh tế gia đình hoặc mua sắm tiện nghi phục vụ sinh hoạt trong gia đình như: ti vi, tủ lạnh, máy giặt, xe môtô…. Doanh số cho vay tiêu dùng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 đạt 7.089 triệu đồng, năm 2006 đạt 6.119 triệu đồng giảm 13,68% so với năm 2005, sang năm 2007 tiếp tục giảm 11,93% hay 730 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là do nền kinh tế huyện phát triển nên mức sống của người dân càng cao, cán bộ công nhân viên thì được tăng lương, giá cả hàng hoá ngày càng tăng nên thu nhập từ nông sản cũng tăng. Vì vậy, người dân có thể dùng tiền đó để mua đồ tiêu dùng mà không cần phải vay ngân hàng làm cho doanh số cho vay tiêu dùng ngày càng giảm qua các năm.

* Doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng nhà (XD Nhà)

Đây là những khoản mà ngân hàng cho vay chủ yếu để làm nhà, sửa chữa nhà, mua đất ở… Nhìn chung doanh số cho vay này không ổn định qua 3 năm, năm 2005 đạt 11.615 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 19.433 triệu đồng tăng 7.818 triệu đồng hay 67,3% so với năm 2005. Nguyên nhân do đời sống của người dân ngày càng ổn định nên nhu cầu nhà ở cũng cao. Tuy nhiên sang năm 2007 doanh số cho vay này giảm xuống còn 11.881 triệu đồng giảm 7.552 triệu đồng hay 38,86% so với năm 2006, đó là do khoản vay này phần lớn với mục đích không đem lại lợi nhuận cho khách hàng, ngân hàng rất khó quản lý được mục đích vay vốn của khách hàng. Điều này gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thu hồi và xử lý nợ. Do đó ngân hàng tập trung cho vay với mục đích xây dựng nhà, sửa chữa nhà trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn và điều đó làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng nhà giảm xuồng.

* Doanh số cho vay ngắn hạn ngành thương mại-dịch vụ (TM-DV)

số cho vay đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 5.941 triệu đồng trong khi đó năm 2005 đạt 12.077 triệu đồng giảm đi 6.136 triệu đồng hay 50,8% so với năm 2005, không dừng lại ở đó ngân hàng còn chủ động không cho vay vào năm 2007. Vì chi nhánh nhận thấy tình hình kinh tế xã hội ở địa phương trong giai đoạn này phát triển còn yếu về thương mại dịch vụ nên chi nhánh đã có sự chuyển đổi đầu tư vốn sang các ngành khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho chi nhánh.

* Doanh số cho vay ngắn hạn ngành khác

Doanh số cho vay khác như: cho vay xuất khẩu lao động nhằm giúp cho người dân thoát khỏi nghèo đói, đổi mới bằng chính sự nỗ lực của mình, tự khẳng định mình khi làm việc ở nước bạn; cho vay khác phục vụ lũ lụt, cho vay công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp….. Nhìn chung, doanh số cho vay này ngày càng tăng năm 2005 chỉ có 6.381 triệu đồng nhưng năm 2006 tăng nhanh đạt 23.131 triệu đồng tăng 262,5% so với năm 2005. Năm 2007 tiếp tục tăng đạt 30.807 triệu đồng tăng 33,18% so với năm 2006. Nguyên nhân do còn nhiều hộ chưa giải quyết được tình trạng lũ lụt, nghèo nàn và nhu cầu xuất khẩu lao động ra nước ngoài ngày càng tăng ởđịa phương… Điều đó làm cho doanh số cho vay này ngày càng tăng và chứng tỏ rằng ngân hàng ngày càng mở rộng đầu tư vốn sang nhiều lĩnh vực ngành nghề khác.

b) Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Nhìn vào biểu đồ (hình 6) ta thấy doanh số cho vay ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2005 chiếm 37,43%, năm 2006 chiếm 23,09% và năm 2007 chiếm 28,49% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân là do người dân Châu Thành A sống chủ yếu bằng nghề nông (sản xuất lúa là chính), vì vậy nhu cầu vốn phục vụ ngành trồng trọt cao hơn những ngành khác.

Năm 2005 ngành thương mại dịch vụ đứng hàng thứ hai trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn (chiếm 16,56%) vì lúc đó tỉnh chủ trương đầu tư các trung tâm thương mại cụ thể là xây dựng khu chợ Một Ngàn, đồng thời đầu tư phát triển đa dạng mạng lưới buôn bán trên thị trường, để thị trường ngày càng diễn ra sôi động với các mặt hàng đa dạng. Kế đến là xây dựng nhà đứng thứ 3 (chiếm 15,92%) điều này cho thấy việc xây dựng nhà cho người dân được nhà nước quan tâm. Ngược với ngành trồng trọt là ngành chăn nuôi chưa được đầu tư nhiều

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 41 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

Năm 2005 15,92% 9,72% 7,96% 8,75% 3,66% 16,56% 37,43% Năm 2007 24,83% 0% 9,58% 4,35% 26,66% 6,09% 28,49%

(chiếm tỷ trọng thấp nhất với 3,66%), đó là do người dân chưa biết kỹ thuật chăn nuôi, nên không mạnh dạn đầu tư. Còn đối với cho vay tiêu dùng, cho vay ngành khác, máy nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối ngang nhau vơi tỷ trọng lần lượt là 9,72% - 8,75% - 7,96% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

Hình 6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Năm 2006 ngành xây dựng vẫn giữ nguyên vị trí xếp hạng thứ 3 (chiếm 18,57%). Điều đáng kể là cho vay khác từ hạng thứ 5 vào năm 2005 vươn lên hạng thứ 2 vào năm 2006 (chiếm 22,09%). Điều đó chứng tỏ ngân hàng luôn mở rộng đầu tư vốn vào nhiều ngành khác không chỉ tập trung vào một số ngành trên. Ngành máy nông nghiệp và chăn nuôi đã được quan tâm nhiều hơn lần lượt chiếm tỷ trọng là 17,52% (đứng vị trí thứ 4) và 7,2% (đứng vị trí thứ 5). Đối lập với sự tăng lên của cho vay ngành khác đó là sự giảm xuống đáng kể của ngành thương mại dịch vụ từ vị trí thứ 2 xuống vị trí cuối (chiếm 5,68%) trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Thêm vào đó cho vay tiêu dùng cũng giảm đứng vị trí thứ 6 (chiếm 5,85%) trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

Sang năm 2007 vị trí của các ngành nghề trong cho vay ngắn hạn không có gì thay đổi lớn chỉ có ngành máy nông nghiệp ngày càng được quan tâm đứng hạng thứ 2 (chiếm 26,66%) trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của ngân hàng. Điều đó càng chứng tỏ việc áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân vào sản xuất đã được nâng cao. Cụ thể tỷ trọng của các ngành như sau: trồng trọt (28,49%), máy nông nghiệp (26,66%), cho vay ngành khác (24,83%), xây dựng nhà

Năm 2006 22,09% 5,85% 17,52% 7,2% 23,09% 5,68% 18,57% Trồng trọt Chăn nuôi Máy NN CVTD XD nhà TM-DV Ngành khác

(9,58%), chăn nuôi (6,09%), cho vay tiêu dùng (4,35%), thương mại dịch vị (0 %). Tóm lại: ta thấy cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của ngân hàng biến động qua các năm có ngành có tỷ trọng tăng dần qua các năm cũng có những ngành có tỷ trọng giảm dần qua các năm hoặc không thay đổi qua các năm. Điều đó cũng nói lên vị trí quan trọng của từng ngành trong từng năm của địa phương.

4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

a) Tình hình biến động doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nhìn chung do chủ trương mở rộng cho vay ngắn hạn nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng qua 3 năm. Từ bảng số liệu (bảng 7) ta thấy năm 2005 doanh số cho vay đạt 72.938 triệu đồng, năm 2006 đã tăng 31.733 triệu đồng hay 43,5% so với năm 2005, không dừng lại ởđó năm 2007 tiếp tục tăng đạt 124.011 triệu đồng tăng 19.340 triệu đồng hay 18,48% so với năm 2006. Đạt đến kết quả khả quan như vậy là nhờ vào việc mở rộng hoạt động cho vay đến hầu hết các đối tượng sản xuất kinh doanh như: hộ sản xuất nông nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và các thành phần kinh tế khác. Ta có thể thấy rõ hơn tốc độ tăng về doanh số cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng sử dụng vốn cơ bản qua (bảng 7).

* Đối với hộ sản xuất nông nghiệp (Hộ SXNN)

Nhìn vào bảng 7 ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 đạt 36.776 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 54.047 triệu đồng tăng 46,96% hay 17.271 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục tăng với tốc độ 33,09% hay 17.887 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ sản xuất nông nghiệp vùng nông thôn, giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện kinh tế gia đình phát triển. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức góp phần nâng cao đời sống kinh tế. Vì Châu Thành A là địa bàn nông thôn nên kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất dưới hình thức hộ cá thể nên đây là đối tượng có tiềm năng rất lớn.

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 43 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

Bảng 7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số

tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Hộ SXNN 36.776 50,42 54.047 51,64 71.934 58,0 17.271 46,96 17.887 33,09 Hộ SXKD 24.781 33,98 31.493 30,08 34.807 28,07 6.712 27,09 3.314 10,52 TP khác 11.381 15,62 19.131 18,28 17.270 13,93 7.750 68,09 -1.861 -9,73 Tổng cộng 72.938 100 104.671 100 124.011 100 31.733 43,5 19.340 18,48

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A

* Đối với hộ sản xuất kinh doanh (Hộ SXKD)

Đối tượng này bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh như: tiệm tập hoá, các cơ sở buôn bán nhỏ… Đây là những đối tượng kinh tế đang được chính quyền khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của địa phương. Nhận thức được điều này ngân hàng đã và đang mở rộng hoạt động cho vay đối với đối tượng này. Thể hiện ở doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng qua các năm, năm 2005 đạt 24.781 triệu đồng, rồi tăng lên 31.493 triệu đồng và 34.807 triệu đồng vào năm 2006 và năm 2007. Nguyên nhân là do các cơ sở

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)