Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 69)

a) Đối với khách hàng

Khách hàng hầu hết là hộ nông dân nên ít có điều kiện tiếp cận thông tin thị trường, dẫn đến việc đầu tưồ ạc theo xu hướng từ đó sẽ làm cho giá cả của mặt hàng nông nghiệp sụt giảm, điều đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Khi dịch bệnh bùng phát (dịch cúm H5N1) ngành thú y khuyến cáo nên tiêu hủy đàn gia cầm bị bệnh hoặc cách ly hoặc tiêm ngừa thì một số hộ dân lại tiết rẽ không tiêm ngừa, không khai báo cho ngành thú y, điều đó làm dịch bệnh lây lan trên diện tích rộng và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của bà con nông dân. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu dự vào kinh nghiệm dân gian, chưa biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Sử dụng vốn sai mục đích: Nguyên nhân là do nông dân còn hạn chế ở ý thức sử dụng vốn vay, khi vay chỉ mong vay vốn được nhiều, đến lúc sử dụng vốn lại phân tán không định hướng, lại rất thoải mái trong chi tiêu, từ đó khách hàng sử dụng vốn vay không mang lại lợi ích trực tiếp cho hộ vay. Mặt khác, chủ hộ hay thành viên trong hộ vay vốn có biểu hiện trái pháp luật, tệ nạn xã hội như: bài bạc, rượu chè, ma tuý,… dễ dẫn đến khả năng không chí thú làm ăn nên không tạo thu nhập, do đó nợ quá hạn tăng cao.

Bên cạnh đó, một số khách hàng do ý thức chấp hành pháp luật kém, mặt bằng dân trí thấp, ý thức chấp hành vay trả ngân hàng chưa có, cố tình kỳ kèo không trả nợ. Một số cố tình lừa đảo bằng những thủ đoạn được xác định trước khi quan hệ vay vốn với ngân hàng, ví dụ như: sau khi vay vốn tiến hành sang bán, cầm cố tài sản đang còn thế chấp cho ngân hàng.

b) Đối với ngân hàng

Nguyên nhân đầu tiên trong vấn đề phát sinh rủi ro tại ngân hàng là chưa có sự tách rõ từng bộ phận trong qui trình cho vay: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, kiểm tra theo dõi món vay và thu hồi nợ. Sự không tách bạch này tạo ra một khẽ hở rất lớn, gần như cả quá trình cho vay đều do một cán bộ tín dụng thực hiện. Rủi ro sẽ xảy ra ngay nếu như cán bộ tín dụng có tư chất nghề nghiệp không tốt, sự thoã thuận với khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ. Trong việc kiểm tra và theo dõi món vay cũng tương tự. Như vậy, khả năng không thu hồi được nợ là rất cao nếu không phát hiện kịp thời.

Cán bộ tín dụng hầu hết là người ở địa phương nên có mối quan hệ thân thiết với nhiều người dân ở địa phương điều đó là rất tốt để tạo niềm tin cho khách hàng. Nhưng quá lợi dụng mối quan hệ này mà cán bộ tín dụng đã bỏ qua những bước quan trọng của quy trình tín dụng, điều đó sẽảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng nếu khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích.

Khi đến mùa người dân trả tiền và vay lại rất đông, vì vậy áp lực công việc của cán bội tín dụng rất lớn dẫn đến sự quá tải và có thể làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định.

Chi nhánh tập trung nhiều vốn vào sản xuất nông nghiệp (hơn 50%), sự tập trung này sẽ làm cho ngân hàng gặp rủi ro khi có thiên tai dịch bệnh xãy ra.

Do ấp lực phải hoàn thành chi tiêu kế hoạch hàng năm. Cụ thể: do chạy theo doanh số cho vay cho nên cán bộ tín dụng lơ là trong công tác thẩm định khách hàng.

Ngân hàng chỉ giữ quyền sử dụng đất của khách hàng nên trên thực tế khách hàng đem đất này đi cầm cho người khác khi cần tiêu dùng là có thể. Khi xảy ra sự cố không thể trả nợđược thì ngân hàng tiến hành phát mãi lại xảy ra tranh chấp gây khó khăn và kéo dài thời gian cho ngân hàng.

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 71 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHÂU THÀNH A 5.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

5.1.1 Thuận lợi

Trước hết chi nhánh luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tại địa phương. Ngân hàng tỉnh cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để cho chi nhánh hoạt động tốt.

Cán bộ lãnh đạo tỉnh, nhiệt tình đoàn kết và có trách nhiệm, đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ chuyên môn, tận tụy với công việc, đặc biệt là cán bộ tín dụng phòng nghiệp vụ kinh doanh được thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng công tác và được quan tâm cho nâng cao trình độ.

Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương ổn định, nhịp độ phát triển kinh tế đúng theo kế hoạch của địa phương, lao động được quan tâm giải quyết việc làm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh ổn định, những biến cố lớn ít xãy ra.

Vị trí của chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang không ngừng được cũng cố vững chắc tạo được uy tín ởđịa phương.

Bên cạnh đó lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng đông, phòng kế toán không ngừng đổi mới phong cách làm việc đúng chếđộ quy định, hạch toán đảm bảo khớp tín dụng, mở sổ sách đầy đủ. Về công tác ngân quỹ không xảy ra trường hợp thất thoát, thừa thiếu quỹ, tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng.

Tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn rất lớn đây là thị trường tốt để mở rộng đầu tư tín dụng.

5.1.2 Khó khăn

* Khách quan

Giá cả nông sản hàng hóa thường xuyên không ổn định, giá vật tư nông nghiệp liên tục tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân, đặc biệt đối với hộ dân nghèo còn khó khăn hơn. Từ đó có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của ngân hàng.

Tính cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp chưa đủ lớn mạnh đối với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, nhất là về lãi suất, thanh toán, dịch vụ cung ứng, cho vay dự án vừa và nhỏ, đào tạo và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực quản trịđiều hành.

Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, nhất là việc xử lý tài sản thế chấp chưa triệt để.

Chuyển dịch cơ cấu địa phương còn chậm, chưa cân đối và bền vững, các mô hình sản xuất nông nghiệp còn nhỏ, lẻ nên chưa tạo được bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Trụ sở làm việc tạm bợ, nóng bức chưa thu hút được khách hàng, nhất là khách hàng gửi tiền tiết kiệm.

* Chủ quan

Hình thức huy động vốn chưa sâu rộng, khai thác tiềm năng và chủ động tiếp thị khách hàng còn non yếu.

Việc mở rộng tín dụng còn thụđộng, chưa đồng bộ theo sự phát triển kinh tếởđịa phương.

Thực hiện quy trình tín dụng đôi lúc chưa đầy đủ, nợ đến hạn và quá hạn chưa xử lý kịp thời. Mặc dù có cố gắng khoanh nợđối với những khoản nợ khó đòi nhưng kết quả thu hồi còn hạn chế.

Các chương trình cho vay theo chỉ định và ủy thác chưa quan tâm đúng mức nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Mặc khác hộ vay còn ỷ lại cơ chế chính sách, chây ỳ… từđó kế hoạch thu đạt tỷ lệ thấp.

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 73 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

5.1.3 Thách thức

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai: bưu điện, các ngân hàng thương mại khác, quỹ tín dụng nhân dân, và các tổ chức tài chính nước ngoài….

Môi trường pháp lý của ngân hàng còn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử…

Trình độ dân trí ởđịa phương còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong vùng nông thôn còn hạn chế nên năng suất sản lượng thấp. Bên cạnh đó, ý thức trả nợ của người dân chưa cao.

Giá cả một số mặt hàng chưa ổn định làm cho việc sản xuất của người dân bấp bênh dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Giao thông đi lại trên địa bàn huyện còn chưa thuận lợi nhất là vào mùa mưa nên phần nào ảnh hưởng đến công tác theo dõi cho vay và quản lý nợ của cán bộ tín dụng.

5.2 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2008 TRONG NĂM 2008

5.2.1 Mục tiêu hoạt động

Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, sức cạnh tranh của ngân hàng. Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn và cho vay. Tăng trưởng ổn định, an toàn, phù hợp với nguồn vốn huy động. Tăng huy động vốn, tăng khách hàng, mở rộng hoạt động dịch vụ. Kinh doanh có hiệu quả và có lợi nhuận tối ưu.

5.2.2 Định hướng phát triển của ngân hàng

Xây dựng lực lượng huy động vốn chuyên trách, tập trung huy động vốn nhàn rổi trong dân cư nhất là thu hút tiền đền bù của các dự án sắp triển khai. Cụ thể vốn huy động tại địa phương là 28 tỷđồng tăng 85% so với năm 2007.

Tăng cường các dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng và nâng tỷ lệ thu dịch vụ cao hơn. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đạt 207 tỷ đồng tăng 30% so với dư nợ năm 2007. Tỷ lệ thu lãi đạt từ 95% đến 98% lãi phải thu bình quân.

Tăng cường giám sát xử lý và thu hồi nợ, bám sát địa bàn, kiên quyết xử lý triệt để, có hiệu quả và đúng quy định các khoản nợ có dấu hiệu phát sinh quá

hạn. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là dưới 2 %.

Thực hiện phân công cán bộ theo địa bàn, quản lý và kiểm tra cán bộ theo đúng chế độ giao việc, nhằm từng bước nâng cao trình độ tay nghề kể cả chuyên môn lẫn phong cách giao dịch.

Chấp hành tốt kỷ cương, kỹ luật các quy trình nghiệp vụ và sự chỉđạo điều hành của ngân hàng cấp trên.

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHÂU THÀNH A

5.3.1 Giải pháp huy động vốn

Để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh, nhưng vấn đề đặt ra là nguồn vốn ngân hàng có được là từ nguồn nào? Vốn tự có, vốn huy động hay là vốn vay từ cấp trên và các tổ chức tín dụng khác? Nếu chỉ có vốn tự có thì chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của nền kinh tế, còn nếu sử dụng vốn điều chuyển hay vốn vay của các tổ chức tín dụng khác thì lãi suất sẽ cao và việc điều động vốn sẽ không như mong muốn; do vây chỉ có vốn huy động là nguồn vốn tốt nhất để ngân hàng hoạt động. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được hoạt động cho vay, tăng thêm nguồn đầu tư cho nền kinh tế mà còn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với ngân hàng NHNo&PTNT Châu Thành A cũng không ngoại lệ, sau đây là một số giải pháp để tăng vốn huy động.

Trước hết ngân hàng cần phải tạo niềm tin đối với khách hàng, bởi vì lòng tin là một trong những vấn đề sống còn của ngân hàng. Ngân hàng có huy động được hay không là nhờ vào lòng tin của công chúng. Tạo lòng tin nơi khách hàng là một biện pháp tập hợp nhiều khía cạnh, sau đây là một số biện pháp điển hình:

+ Cơ sở vật chất: Là một trong những cơ sở vững vàng nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng, nhất là vấn đề huy động tiền gửi. Trước mắt ngân hàng nên đấu tư vào cơ sở vật chất cho trụ sở làm việc của ngân hàng thêm tiện nghi, trang trí thẩm mỹ, sắp xếp công việc một cách khoa học. Như thế sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng, họ sẽ nghĩ ngân hàng giàu có, làm ăn hiệu quả và có thể yên tâm ký thác tiền vốn của mình.

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 75 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

ngân hàng. Vì ngoài lãi suất cao ngân hàng còn phải chú trọng đến độ an toàn của khách hàng. Rất có thể khách hàng ưa chuộng mức lãi suất vừa phải mà độ an toàn vốn của họ cao hơn là lãi suất cao mà không an toàn. Vì họ nghĩ ứng với một khoản lợi tức đều kéo theo một rủi ro, lợi tức càng cao rủi ro càng nhiều. Để cho khách hàng thấy được độ an toàn của họ ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình đây là một biện pháp cơ bản để lôi cuốn khách hàng đặc biệt là đối với khách hàng gửi tiền thanh toán. Bởi vì ngân hàng làm ăn có hiệu quả, có nguồn tài chính dồi dào và có uy tín thì khi đó gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng mới tin rằng trong bất cứ tình huồng nào khẩn cấp khi họ cần tiền thì ngân hàng cũng có thểđáp ứng được.

+ Phong cách phục vụ và trình độ nhân viên: Phong cách phục vụ là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp đến tâm lý khách hàng, họ là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Do đó nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng cần có một tác phong phong cách tốt như: ân cần, niềm nở, lịch sự, nhã nhặn, cởi mở, tận tâm và nhất là phải có trình độ. Vì vậy, ngân hàng phải thường xuyên có lớp huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như tạo điều kiện cho họ có sự nâng cao kiến thức. Mục tiêu chính là làm sao cho họ hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao, có hiểu biết để giải thích khách hàng một cách tường tận, cặn kẽ những vấn đề mà họ quan tâm.

Tóm lại: đây là một vấn đề thuộc về tâm lý của khách hàng, khi họ cảm thấy thỏa mãn, vui vẻ, hài lòng, thì lần sau có lẽ họ sẽ tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng và giới thiệu cho nhiều người khác biết đến.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ như: phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán trong và ngoài nước; trang bị máy rút tiền tự động ATM có cả chức năng nhận tiền và gửi tiền tự động, vì như vậy sẽ thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi tiền và rút tiền, giảm chi phí đi lại đồng thời đây cũng là cách khắc phục hạn chế về mặt thời gian làm việc của ngân hàng so với bưu điện.

Ngân hàng cần phải tính toán chi phí tín dụng hợp lý đểđưa ra mức lãi huy động phù hợp hấp dẫn khách hàng nhưng vẫn đảm bảo ngân hàng có lãi. Cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch lãi suất quá lớn đối với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự biến động lãi suất để đề ra các mức

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)