Tăng trưởng công tác quản lý tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 77 - 79)

Đểđảm bảo vốn vay ngân hàng phải thực hiện theo quá trình quản lý cho vay.

* Thẩm định khách hàng

Thẩm định khách hàng là khâu quan trọng đầu tiên nhằm lựa chọn khách hàng để cho vay, việc lựa chọn khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng bởi vì thành công của khách hàng là thành công của ngân hàng. Và khi khách hàng làm ăn thua lỗ, không có nguồn thu để trả nợ khách hàng đó chính là tác nhân gây đổ vỡ đối với hoạt động của ngân hàng. Do đó, việc chọn khách hàng tốt để cho vay là bí quyết thành công của ngân hàng.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, kết qủa kinh doanh… đến ngày in cấp tín dụng. Qua đó cán bộ tín dụng đánh giá một cách thận trọng về thực lực của khách hàng cũng như dự báo tiềm năng để từđó ra quyết định tín dụng đúng đắn. Việc đánh giá này theo những chuẩn mực nhất định, qua các chỉ tiêu tài chính về hệ số thanh toán, hệ số an toàn vốn, hiệu quả sử dụng vốn…

Khoản tín dụng phải nằm trong chính sách tín dụng của ngân hàng. Do vậy việc hình thành chính sách tín dụng để làm chổ dựa cho việc thẩm định món vay là điều phải có, nếu không thì việc cho vay dễ trở nên mất phương hướng. Chính sách này, ngay từđầu kinh doanh đã phải hoạch định rõ ràng trên các mặt: các loại cho vay sẽ thực hiện; quy mô khoản vay; loại khách hàng có thể chấp nhận cho vay; kỳ

hạn có thểđược, các phương hướng trong việc giải quyết các ngoại lệ như cho vay vượt mức, xư lý vay khi có vấn đề...; phương pháp cam kết cho vay.

Ngoài việc thẩm định cũng cần chú ý việc đánh giá tài sản thế chấp xác định mức độ rủi ro của tài sản được dùng để thế chấp vay vốn nhằm đảm bảo an toàn vốn vay khi dự án kinh doanh của người vay không đạt được như mong muốn. Chẳng hạn đối với tài sản thế chấp là đất đai, nhà cửa…cán bộ tín dụng phải đến tận nơi xem xét đánh giá và tìm hiểu các tài sản này có nằm trong khả năng quy hoạch của nhà nước hay không; nếu tài sản thế chấp là vật tư hàng hóa thì cán bộ tín dụng phải tính đến khả năng sụt giá, hư hao của hàng hóa như thế nào đến thời điểm thu hồi nợ. Tuy nhiên không nên xem tài sản thế chấp là chổ dựa an toàn tuyệt đối các khoản tín dụng. Thực ra, chỉ có tài sản thế chấp vẫn chưa đủ vì khách hàng làm ăn không hiệu quả thì cũng dẫn đến ngân hàng mất vốn hoặc động vốn, vì việc giải quyết tài sản thế chấp ở nước ta hiện nay không đơn giản và dễ dàng chút nào.

Bên cạnh đó cũng có một sốđơn vị không có đủ tài sản để thế chấp, phương án vay vốn và trả nợ khả thi đơn vị có uy tín làm ăn có hiệu quả thì ngân hàng vẫn có thể cho vay trên cơ sởđảm bảo của vốn vay đó chính là kết quả sản xuất có được do vốn vay đem lại. Vấn đềởđây là tài sản thế chấp không phải là điều kiện quan trọng nhất để ngân hàng xét cho vay không, mà vấn đề chủ yếu là kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, uy tín trong làm ăn và sự sẳn lòng trả nợđúng hạn có như thế ngân hàng sẽ linh động trong việc đặt quan hệ tín dụng với khách hàng, chứ không e dè và chặt chẽ dẫn đến co cúm trong tín dụng. Chi nhánh quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ người vay và đảm bảo các nguyên tắc.

+ Người vay phải có tín nhiệm trong quan hệ vay trả. Nguyên tắc này có thể kiểm chứng qua quá trình quan hệ tín dụng trước đây với ngân hàng, người vay có thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không. Đối với những người mới vay lần đầu, cần được đánh giá qua những tiêu thức khác như phẩm chất đạo đức kinh doanh, tính trung thực trong quan hệ kinh tế, nghiêm túc trong việc chấp hành các kỹ luật của nhà nước.

+ Người vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính để sử dụng tiền vay và thực hiện các nghiệp vụđã cam kết với khoản vay.

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 79 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

không phải do chính ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Mọi sự can thiệp bên ngoài đối với khoản vay đều phi kinh tế, thiếu tín nghiệp vụ ngân hàng, thường đưa đến sai lầm và tổn thất.

Thực hiện tốt việc này sẽ hạn chế rủi ro cho ngân hàng đồng thời hiểu rõ khách hàng nên sẽ cung cấp vốn kịp thời, nhanh chóng cho những khách hàng có uy tín, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 77 - 79)