Doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 31)

Trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (hơn 70%) trong tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn để cho vay của chi nhánh chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa đầu tư ngắn hạn mang lại hiệu quả hơn với thời hạn thu hồi vốn nhanh, rủi ro thấp và đặc biệt là phù hợp với tình hình kinh tế địa phương đó là phát triển đa dạng ngành nghề phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn hạn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn.

Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong 3 năm như sau: năm 2005 đạt 72.938 triệu đồng, năm 2006 đạt 104.671 triệu đồng tăng 31.733 triệu đồng hay tăng 43,51% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 124.011 triệu đồng tăng 19.340 triệu đồng hay 18,48% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong 3 năm qua nền sản xuất gặp nhiều thuận lợi, nên người dân tăng cường đầu tư vốn vào sản xuất và đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản để cung cấp sản phẩm cho xã hội. 94489 139062 72030 130899 105370 129221 160364 115211 158686 3022 959 431 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Triệu đồng

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Nợ quá hạn

Hình 5: Biểu đồ thể hiện tình hình tín dụng chung tại ngân hàng qua 3 năm

2005 - 2007 4.2.1.2 Doanh số cho vay trung - dài hạn

Mục đích của tín dụng trung và dài hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất… Doanh số cho vay trung - dài hạn năm 2005 đạt 21.552 triệu đồng, năm 2006 đạt 34.391 triệu đồng tăng 12.840 triệu đồng hay 59,58% so với năm 2005. Sang năm 2007 tăng chậm lại với tốc độ 5,7% hay 1.962 triệu đồng so với năm 2006, chỉ đạt 36.363 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng này là do nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, các phương án, dự án có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế với thời hạn tương đối dài nên chi nhánh cho vay đểđáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Doanh số cho vay trung - dài hạn tăng qua 3 năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với cho vay ngắn hạn (dưới 30%) là do các khoản cho vay trung và dài hạn có đặc điểm thu hồi vốn qua nhiều năm, do đó nếu khoản vay này cao sẽ

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 33 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

dẫn đến dư nợ trung và dài hạn cao dẫn đến rủi ro cao, nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn.

4.2.2 Doanh số thu nợ

Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn phản ánh đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của ngân hàng. Doanh số thu nợ tuỳ thuộc vào kỳ hạn trả nợ thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, thường khoản nợ được trả sau một kỳ sản xuất kinh doanh. Trong 3 năm qua, ngân hàng không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng đã thiết lập được quan hệ với những khách hàng đáng tin cậy, công tác thu nợ của cán bộ tín dụng được thực hiện khá tốt. Do đó doanh số thu nợ của ngân hàng không ngừng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 đạt 72.030 triệu đồng, năm 2006 đạt 115.211 triệu đồng tăng 43.181 triệu đồng hay 59,59% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 130.899 triệu đồng tăng 13,6% hay 15.688 triệu đồng so với năm 2006. Doanh số thu nợ qua 3 năm đạt từ trên 75% đến 85% trên tổng doanh số cho vay của ngân hàng điều đó cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng khá tốt.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Song song với việc tăng cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng lên, năm 2005 đạt 52.426 triệu đồng và có sự tăng nhanh vào năm 2006 đạt 91.656 triệu đồng tăng 74,8% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 104.020 triệu đồng tăng lên 12.364 triệu đồng hay 13,5% so với năm 2006. Sở dĩ doanh số thu nợ tăng lên như thế là nhờ cán bộ tín dụng tích cực trong công tác thu nợ bằng cách đôn đốc khách hàng trả nợđúng hạn khi nợđến hạn. Ngoài ra giá cả hàng nông sản luôn có xu hướng tăng nên khách hàng làm ăn có hiệu quả hơn, có vốn để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Qua 3 năm tỷ trọng thu nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 70% doanh số thu nợ, con số này cho thấy ngân hàng đã giảm được một phần nợ khó đòi và khẳng định được chủ trương tăng cường cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay dài hạn là điều hoàn toàn hợp lý.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ trung - dài hạn

Trong thời gian qua doanh số thu nợ trung và dài hạn đều tăng nhất là vào năm 2007 tăng nhanh với tốc độ cao hơn cả thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ năm 2007 đạt 26.879 triệu đồng tăng 3.324 triệu đồng hay 14,1% so với năm 2006. Đó là do đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ nên có thể thu hồi được món nợ đã phát vay. Song cũng không thể phủ nhận thiện chí trả nợ của khách hàng của chi nhánh. Nhờ vậy doanh số thu nợ tăng qua các năm.

4.2.3 Dư nợ

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trên địa bàn huyện trong những năm gần đây cũng tăng cao làm cho doanh số cho vay gia tăng, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng khác nhau do đó dư nợ tín dụng cũng tăng qua 3 năm. Qua bảng 5 và biểu đồ (hình 5) ta thấy dư nợ của ngân hàng giữa các năm tăng khá cao, năm 2005 dư nợ là 105.370 triệu đồng, năm 2006 đạt 129.221 triệu đồng tăng 22,64% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 158.686 triệu đồng tăng 22,8% so với năm 2006. Dư nợ cho vay tại ngân hàng thời gian qua phản ánh hiệu quả qui mô hoạt động của ngân hàng. Đễ thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta tiến hành phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm.

4.2.3.1 Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ cho vay ngắn hạn qua 3 năm tăng lên tương đối, vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2005 đạt 70.167 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 83.182 triệu đồng tăng 18,55% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 103.173 triệu đồng tăng 24,03% so với năm 2006. Nguyên nhân là do 3 năm nay tình hình sản xuất luôn diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủđiều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng.

4.2.3.2 Dư nợ trung - dài hạn

Dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tăng lên nhưng không đều. Năm 2005 đạt 35.203 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ đạt 46.039 triệu đồng tăng 10.836 triệu đồng hay tăng 30,78% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 35 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

mức 55.513 triệu đồng tăng 9.474 triệu đồng hay 20,58% so với năm 2006. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng của huyện đang được xúc tiến xây dựng theo các dự án đã lập nên ngân hàng đã mở rộng quy mô tín dụng và cố gắng duy trì quan hệ tín dụng đối với những khách hàng tiềm năng sẳn có của mình. Bên cạnh đó, khoản doanh số cho vay nợ trung hạn tăng lên và các khoản vay này chưa đến hạn thanh toán nên dẫn đến dư nợ tăng lên.

4.2.4 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một vấn đề mà ngân hàng nào cũng đặc biệt quan tâm, vì nó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nếu nợ quá hạn cao và để lâu sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng, ngân hàng sẽ mất đi khả năng thanh toán và sẽ dẫn đến phá sản. Khoản mục nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi ở bất kỳ ngân hàng nào bởi lẽ sự phân tích tín dụng không bao giờđạt đến mức hoàn hảo. Ngân hàng không thể dựđoán một cách chính xác về khả năng chi trả cho người vay có thể thay đổi khi khoản vay được thực hiện. Đây là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn của các ngân hàng và ngân hàng Châu Thành A cũng không ngoại lệ. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm đều tăng, năm 2005 là 431 triệu đồng, năm 2006 là 959 triệu đồng tăng 122,5% so với năm 2005, sang năm 2007 tăng nhanh với tốc độ 215,1% hay 2.063 triệu đồng so với năm 2006.

Bên cạnh những thuận lợi thì tình hình sản xuất nông nghiệp ởđịa phương gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của chi nhánh. Bên cạnh đó còn do ngân hàng nông nghiệp đã ra quyết định 493/2005/QĐ - NHNN quy định về phân loại nợ nên làm cho nợ quá hạn qua các năm đều tăng. Nợ quá hạn ngày càng tăng là đều không tốt, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trên tổng dư nợ và dưới mức cho phép (5%). Từ đó ta thấy chất lượng của tín dụng của ngân hàng khá tốt, vẫn chấp nhận được nhưng chi nhánh cần cố gắng hơn nữa nhằm hạ thấp tỷ lệ nợ xấu một cách hiệu quả nhất có thể.

4.2.4.1 Nợ quá hạn ngắn hạn

Nhìn vào biểu đồ (hình 5) ta thấy nợ quá hạn có xu hướng giảm vào năm 2006 với tốc độ giảm 50,9% hay giảm 141 triệu đồng so với năm 2005 đây là một dấu hiệu tốt của ngân hàng. Nhưng nợ quá hạn lại tăng nhanh vào năm 2007 với 1.960 triệu đồng tăng 824 triệu đồng hay 605,8% so với năm 2006. Điều này

là do ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn nhiều hơn nên việc tăng mạnh nợ quá hạn vào năm 2007 là điều khó tránh khỏi, thêm vào đó giá cả thị trường biến động làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân nên họ không có điều kiện để trả nợđúng hạn.

4.2.4.2 Nợ quá hạn trung - dài hạn

Nợ quá hạn trung hạn qua 3 năm đều tăng lên, năm 2005 là 154 triệu đồng, năm 2006 là 823 triệu đồng tăng 431,4% so với năm 2005. Năm 2007 tiếp tục tăng với tốc độ 150,5% hay 1.239 triệu đồng so với năm 2006. Điều đó là do hộ sản xuất gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khâu tiêu thụ, làm ăn thua lỗ dẫn đến vốn kinh doanh chậm luân chuyển do hàng hoá không bán được. Từ đó làm cho vốn bị ứ đọng không xoay trở kịp thời để thanh toán cho ngân hàng.

Ta thấy doanh số cho vay, dư nợ của ngắn hạn đều lớn hơn trung hạn nhưng nợ quá hạn thì trung hạn lại nhiều hơn, điều đó chứng tỏ cho vay trung hạn sẽ mang lại rủi ro cao hơn.

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHÂU THÀNH A NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHÂU THÀNH A

4.3.1 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

a) Tình hình biến động doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

Cho vay theo ngành nghề là số tiền mà ngân hàng cho vay để người dân sử dụng vào các ngành nghề khác nhau trong đó chủ yếu là ngành trồng trọt, máy nông nghiệp, chăn nuôi…. Nhìn chung, qua 3 năm doanh số cho vay theo ngành nghề của ngân hàng tăng giảm không đều, có ngành giảm xuống mạnh lại có ngành tăng lên nhanh. Để thấy rõ hơn ta dựa vào bảng số liệu (bảng 6) sau:

* Doanh số cho vay ngắn hạn ngành trồng trọt

Châu Thành A là huyện có diện tích đất trồng nông nghiệp lớn nên phần lớn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Chính vì thế, nhu cầu vốn để sản xuất để phục vụ việc trồng trọt của người dân cao. Cho vay trồng trọt ở địa phương chủ yếu là cây lúa, bên cạnh đó là chăm sóc và cải tạo vườn….

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 37 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Trồng trọt 27.299 37,43 24.174 23,09 35.325 28,49 -3.125 -11,45 11.151 46,13 Chăn nuôi 2.669 3,66 7.538 7,20 7.553 6,09 4.869 182,4 15 0,2 Máy NN 5.808 7,96 18.335 17,52 33.056 26,66 12.527 215,6 14.721 80,29 CVTD 7.089 9,72 6.119 5,85 5.389 4,35 -970 -13,68 -730 -11,93 XD nhà 11.615 15,92 19.433 18,57 11.881 9,58 7.818 67,3 -7.552 -38,86 TM-DV 12.077 16,56 5.941 5,68 - - -6.136 -50,8 - - Ngành khác 6.381 8,75 23.131 22,09 30.807 24,83 16.750 262,5 7.676 33,18 Tổng cộng 72.938 100 104.671 100 124.011 100 31.733 43,5 19.340 18,48

Doanh số cho vay qua các năm như sau: năm 2005 đạt 27.299 triệu đồng, sang năm 2006 giảm còn 24.174 triệu đồng giảm 3.125 triệu đồng hay 11,45% so với năm 2005. Nguyên nhân do người dân chưa có kinh nghiệm trong việc trồng trọt và do vào năm 2006 bệnh rầy nâu phá huỷ mùa màng và một số dịch bệnh khác xảy ra trên một số cánh đồng làm cho mất mùa, vì vậy người dân hạn chế sản xuất. Nhưng sau khi biết cách phòng ngừa nhằm hạn chế thiên tai thì người dân đã mạnh dạn đầu tư nên doanh số cho vay năm 2007 tăng lên 35.325 triệu đồng tăng 46,13% hay 11.151 triệu đồng so với năm 2006. Và điều đó cũng do sản xuất có nhiều thuận lợi hơn, giá cao, thời tiết khá tốt cho cây trồng, người dân sản xuất có hiệu quả nên đã tận dụng hết diện tích đất sẵn có để đầu tư cho dự án của mình. Cụ thể: năm 2007 tổng sản lượng lúa đạt 112,03% kế hoạch, với năng suất bình quân 4,93 tấn/ha. Tất cả những điều trên làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ngành trồng trọt của ngân hàng tăng lên.

* Doanh số cho vay ngắn hạn ngành chăn nuôi

Đối với lĩnh vực này thì doanh số cho vay tăng trưởng không ổn định. Cụ thể, năm 2005 đạt 2.669 triệu đồng, sang năm 2006 tăng nhanh với tốc độ 182,4% hay 4.869 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do công việc chăn nuôi ở địa phương mang lại hiệu quả khả quan với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 4.923 tấn so với kế hoạch đạt 255,7%. Thêm vào đó tỉnh khuyến khích người dân mở rộng quy mô nuôi cá để tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân. Kết quảđó tạo cho người dân sự phấn khởi trong sản xuất, nên quy mô sản xuất tăng lên và nhu cấu vốn cũng tăng lên. Nhưng đến năm 2007 tình hình chăn nuôi của người dân gặp khó khăn bởi dịch cúm gia cầm ở gà vịt, lỡ mồm long móng ở heo bò…bùng phát ởđịa phương nên người dân không mở rộng chăn nuôi nữa, kéo theo doanh số cho vay chăn nuôi tăng không cao có thể nói là dừng tại chỗ vì tốc độ tăng chỉ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 31)