Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 57 - 59)

a) Tình hình biến động dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 11:Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng

qua 3 năm 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Hộ SXNN 34.456 49,11 42.905 51,58 55.871 54,15 8.449 24,52 12.966 30,2 Hộ SXKD 24.814 35,36 29.169 35,07 34.789 33,72 4.355 17,55 5.620 19,26 TP khác 10.897 15,53 11.108 13,35 12.513 12,13 211 1,93 1.405 12,65 Tổng cộng 70.167 100 83.182 100 103.173 100 13.015 18,55 19.991 24,03

Nguồn: Phòng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện Châu Thành A

* Đối với hộ sản xuất nông nghiệp

Đối với sản xuất nông nghiệp, đến một giai đoạn phát triển nào đó, người dân cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất thay vào quy trình sản xuất thủ công nghiệp: máy cày, máy xới, máy cắt, máy sạ hàng,

máy sấy,… Nhận định rõ điều này, chi nhánh mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Thêm vào đó do đây là khách hàng thường xuyên nên ngân hàng luôn ưu tiên vốn cho họ. Vì vậy, dư nợ qua 3 năm đều tăng, cụ thể năm 2005 là 34.456 triệu đồng, sang năm 2006 tăng 8.449 triệu đồng hay 24,52% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 55.871 triệu đồng tăng 12.966 triệu đồng hay 30,2% so với năm 2006.

* Đối với hộ sản xuất kinh doanh

Bên cạnh tăng vốn đầu tư vào hộ sản xuất nông nghiệp thì hộ sản xuất kinh doanh cũng được chú trọng phát triển. Bởi vì kinh doanh thì phải có vốn, vốn càng lớn thì có điều kiện để mở rộng đầu tư mang lại lợi nhuận nhiều hơn nên ngân hàng luôn ủng hộ họ sản xuất kinh doanh bằng cách cho họ vay vốn khi họ cần và có đầy đủ điều kiện vay. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn của hộ sản xuất kinh doanh tăng qua 3 năm. Năm 2005 đạt 24.814 triệu đồng, năm 2006 đạt 29.169 triệu đồng tăng 4.355 triệu đồng hay 17,55% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 34.789 triệu đồng tăng 5.620 triệu đồng hay 19,26 % so với năm 2006.

* Đối với thành phần kinh tế khác

Dư nợ đối với thành phần kinh tế khác tăng qua 3 năm nhưng với tốc độ không cao (dưới 12,65%). Cụ thể, năm 2005 dư nợ là 10.897 triệu đồng, sang năm 2006 tăng 1,93% hay 211 triệu đồng so với năm 2005, tức là dư nợđạt 11.108 triệu đồng. Năm 2007 đạt 12.513 triệu đồng tăng 1.405 triệu đồng hay 12,65% so với năm 2006. Kết quả trên phù thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngân hàng, năm 2006 tốc độ tăng của doanh số thu nợ lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay làm cho dư nợ tăng với tốc độ không cao (1,93%). Tuy nhiên sang năm 2007 tốc độ giảm của doanh số thu nợ lại lớn hơn tốc độ giảm của doanh số cho vay, vì vậy dư nợ năm 2007 so với năm 2006 cao hơn của năm 2006 so với năm 2005.

b) Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nhìn vào biểu đồ (hình 12) ta thấy dư nợ của hộ sản xuất nông nghiệp qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Nguyên nhân do đây là khách hàng chủ yếu nên ngân hàng luôn ưu tiên đầu tư vốn cho họ. Ngân hàng tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của cấp Uỷ, chính quyền địa phương trên lĩnh vực nông nghiệp như: hoàn thiện cơ bản đê bao chống lũ, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đầu tư vào sản xuất lúa chất lượng cao ngắn ngày, tăng vụ. Nhằm tạo điều kiện cho hộ vay luân chuyển đồng vốn, mở rộng

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A

GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 59 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa

đầu tư khác như: mô hình cải tạo vườn, tập chăn nuôi cá, nuôi bò vỗ béo… Hộ vay dần thích nghi trong việc xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay, khách hàng đỡ phải mất thời gian. Khách hàng tận dụng các nguồn lực sẵn có trong sản xuất để hỗ trợ lẫn nhau lấy ngắn nuôi dài, nâng cao năng suất lao động, tăng dần thu nhập người dân, cũng chính từđó ngân hàng càng tăng trưởng dư nợ qua các năm với tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là: 49,11% - 51,58% - 54,15%. Kếđến là hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm vị trí thứ 2 trong 3 năm, năm 2005 chiếm 35,36%, năm 2006 chiếm 35,07%, năm 2007 chiếm 33,72% trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Vì đây là thành phần mang lại tăng trưởng kinh tế tương đối cao nên ngân hàng rất quan tâm. Cuối cùng là thành phần kinh tế khác dư nợ chiếm tỷ trọng thấp nhất qua 3 năm với tỷ trọng lần lượt là: 15,53% - 13,35% - 12,13% trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hang.

Hình 12: Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A (Trang 57 - 59)