Sử dụng vốn là một điều hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả và hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất quan trọng tức là đảm bảo việc thu hồi nợ và hạn chế thấp nhất nợ quá hạn. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ một trong những rủi ro lớn nhất là rủi ro không thu hồi được nợ sau khi cho vay. Tình hình thu nợ ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm như sau: năm 2005 đạt 52.426 triệu đồng, năm 2006 đạt 91.656 triệu đồng tăng 74,8% hay 39.230 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 tiếp tục tăng với tốc độ chậm hơn tăng 13,5% hay 12.364 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng luôn thực hiện theo phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả” trong công tác điều hành, phân công trách nhiệm cụ thể. Đồng thời cán bộ tín dụng còn thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời thu hồi vốn khi hết hạn.
a) Tình hình biến động doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế
* Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành trồng trọt
Năm 2005 doanh số thu nợ ngành trồng trọt đạt 22.321 triệu đồng, năm 2006 đạt 33.449 triệu đồng tăng 11.128 triệu đồng hay 49,85% so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh số thu nợ đạt 30.940 triệu đồng giảm đi 2.509 triệu đồng hay 7,5% so với năm 2006. Đó là do sự tác động khách quan của dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá bùng phát ở địa phương, tuy biết cách phòng ngừa nhưng còn một số hộ chưa vận dụng được dẫn đến thất mùa có khi mất trắng nên không có tiền trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó còn do họ chưa có kinh nghiệm trong việc cải tạo vườn nên không mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn cộng thêm kế hoạch cải tạo vườn không hợp lý dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vì thế khả năng trả nợ kém gây ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của ngân hàng.
* Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành chăn nuôi
Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành chăn nuôi năm 2005 đạt 1.379 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 3.875 triệu đồng tăng 2.496 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân do có thời kỳ giá thịt heo tăng rất nhanh mà khách hàng vay chủ yếu để nuôi heo, bò nên người dân có lãi trong việc nuôi heo. Từ đó giúp họ trả nợ đúng hạn. Đến năm 2007 doanh số thu nợ đạt 9.331 triệu đồng tăng 5.456 triệu đồng hay 140,8% so với năm 2006. Sở dĩ tốc độ tăng chậm lại vào năm 2007 là vì dịch bệnh long móng lỡ mồm lan tràn ởđịa phương rộng rãi nên có nhiều hộ dân lỗ nặng, làm cho doanh số thu nợ giảm xuống.
* Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành máy nông nghiệp
Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành máy nông nghiệp qua 3 năm đều tăng. Năm 2005 đạt 3.650 triệu đồng, năm 2006 đạt 8.274 triệu đồng tăng 4.624 triệu đồng hay 126,6% so với năm 2005. Đến năm 2007 tiếp tục tăng lên đến 18.697 triệu đồng tăng 125,9% hay 10.423 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do việc sử dụng máy nông nghiệp vào phục vụ sản xuất đã làm cho năng suất tăng lên, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nên thu được lời nhiều hơn khắc phục được tình trạng đói nghèo, chính vì vậy mà họ có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 47 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa Bảng 8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007
Đơn vị: Triệu đồng NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Trồng trọt 22.321 42,58 33.449 36,49 30.940 29,74 11.128 49,85 -2.509 -7,5 Chăn nuôi 1.379 2,63 3.875 4,23 9.331 8,97 2.496 181 5.456 140,8 Máy NN 3.650 6,96 8.274 9,03 18.697 17,97 4.624 126,6 10.423 125,9 CVTD 6.462 12,33 8.615 9,4 7.033 6,76 2.153 33,32 -1.582 -18,36 XD nhà 8.017 15,29 13.229 14,43 10.154 9,76 5.212 65,01 -3.075 -23,24 TM-DV 6.335 12,08 6.941 7,57 - - 606 9,57 - - Ngành khác 4.262 8,13 17.273 18,85 27.865 26,8 13.011 305,l 10.592 61,32 Tổng cộng 52.426 100 91.656 100 104.020 100 39.230 74,8 12.364 13,5
* Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành cho vay tiêu dùng
Có sự tăng giảm qua 3 năm, năm 2005 đạt 6.462 triệu đồng, năm 2006 đạt 8.615 triệu đồng tăng 2.153 triệu đồng hay 33,32% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 7.033 triệu đồng giảm 1.582 triệu đồng hay 18,36% so với năm 2006. Nguyên nhân là do việc tiêu dùng của người dân thay đổi thất thường đa phần họ chi cho cuộc sống của họ nhiều hơn nên ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng cũng giảm sút. Thêm vào đó do doanh số cho vay ngành này giảm nên doanh số thu nợ cũng giảm theo.
* Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành xây dựng nhà
Doanh số thu nợ ngành này không đều năm 2006 đạt 13.229 triệu đồng tăng 65,01% hay 5.212 triệu đồng so với năm 2005 chỉ đạt 8.017 triệu đồng. Người ta thường nói an cư lập nghiệp và trong trường hợp này cũng vậy khi người dân có chỗ ở tốt thì họ lo làm ăn để trả nợ cho ngân hàng và chính sự cố gắng đó đã giúp cho họ có tiền trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2007 doanh số thu nợ ngành này giảm xuống còn 10.154 triệu đồng giảm 3.075 triệu đồng hay 23,24% so với năm 2006. Do đây là ngành cho vay không thu nợ từ mục đích sử dụng vốn vay đó mà thu từ nguồn thu khác nên mặc dù họ cố gắng làm ăn để tăng thu nhập nhưng số tiền thu được họ còn phải chi cho những khoản khác cần thiết hơn nên doanh số thu nợ của ngân hàng giảm xuống.
* Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành thương mại dịch vụ
Tăng lên không đáng kể hầu như không thu nợđược nhất là vào năm 2007 không thu được đồng nào chỉ có năm 2006 thu được 6.941 triệu đồng tăng 606 triệu đồng hay 9,57% so với năm 2005. Nguyên nhân do huyện chưa phát triển mạnh về dịch vụ như các khu vui chơi giải trí, chưa có đầu tư mạnh vào ngành này nên người dân còn hạn chế kinh doanh. Bên cạnh đó đa phần dân số ở địa bàn là nông dân tiền họ có được chủ yếu để trang trải cuộc sống ít dùng vào việc vui chơi giải trí vì vậy các chủ đầu tư vào ngành này kinh doanh không lãi nên không trả nợ cho ngân hàng được dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng năm 2007 bằng không.
* Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành khác
Doanh số này đều tăng qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2006 với tốc độ 305,1% hay 13.011 triệu đồng trong khi năm 2005 đạt 4.262 triệu đồng.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Châu Thành A
GVHD:ThS.Phan Thị Ngọc Khuyên 49 SVTH: Phan Thị Cẩm Lụa
Sang năm 2007 tăng với tốc độ chậm hơn tăng 61,32% hay 10.592 triệu đồng so với năm 2006 và đạt 27.865 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do được sự hỗ trợ vốn của ngân hàng theo chính sách phát triển kinh tế của địa phương các ngành nghề truyền thống đã được nâng cao chất lượng và số lượng, hạ gía thành sản phẩm và việc kinh doanh có lãi, thuận lợi hơn cho việc thu nợ của ngân hàng. Các ngành nghề truyền thống ngày càng phát triển và áp dụng kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm nên có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.
b) Cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế
Hình 8: Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007
Nhìn biểu đồ (hình 8) ta thấy ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên địa phương rất thích hợp cho ngành trồng trọt phát triển và mang lại hiệu quả cao trong những năm qua nên việc thu nợđối với ngành này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2005 chiếm 42,58%, năm 2006 chiếm 36,49%, năm 2007 chiếm 29,74%.
Đừng kế ngành trồng trọt là ngành xây dựng nhà (chiếm 15,29% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng). Nguyên nhân do năm 2005 sau khi có chỗ ở ổn định người dân tập trung vào việc sản xuất không còn lo cảnh nhà dột cột siêu không biết bão tới có chống chịu được không…. Chính vì đã giải tỏ nổi lo đó nên việc sản xuất của họ thu được lợi nhuận cao và có tiền trả nợ cho ngân hàng. Kế đến là ngành cho vay tiêu dùng, thương mại dịch vụ với tỷ trọng lần
Năm 2005 8,13% 12,08% 15,29% 12,33% 6,96% 2,63% 42,58% Năm 2006 18,85% 7,57% 14,43% 9,4% 9,03% 4,23% 36,49% Trồng trọt Chăn nuôi Máy NN CVTD XD nhà TM-DV Ngành khác Năm 2007 26,8% 0% 9,76 6,76% 17,97% 8,97% 29,74%
lượt là 12,33% (đứng vị trí thứ 3) và 12,08% (đứng vị trí thứ 4) trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Đứng ở vị trí thứ 5 và thứ 6 là cho vay khác và ngành máy nông nghiệp với tỷ trọng lần lượt là 8,13% và 7,96%. Ngành chăn nuôi chưa được chú trọng nên chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (chiếm 2,63%) trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng.
Nếu như năm 2005 cho vay ngành khác chưa được chú trọng thì sang năm 2006, 2007 được quan tâm đáng kể (đều đứng vị trí thứ 2) và mang lại hiệu quả khả quan, chiếm 18,85% vào năm 2006 và 26,8% vào năm 2007 trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Ngành máy nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2006 tăng lên vị trí thứ 5 (chiếm 9,03%) và năm 2007 đã đứng ở hạng thứ 3 (chiếm 17,97%) trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng.
Ngược lại ngành xây dựng nhà có vị trí giảm dần qua 2 năm còn lại. Cụ thể, năm 2006 đứng hạng thứ 3 (chiếm 14,43%), sang năm 2007 đứng vị trí thứ 4 (chiếm 9,76%) trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Không chỉ có ngành xây dựng mà ngành thương mại dịch vụ cũng giảm dần qua các năm từ hạng thứ 4 năm 2005 xuống hạng thứ 6 vào năm 2006 (chiếm 7,57%) và chiếm vị trí cuối vào năm 2007 (0%). Ngành cho vay tiêu dùng cũng giảm dần qua 3 năm, năm 2006 xuống vị trí thứ 4 (chiếm 9,4%) đến năm 2007 đứng ở vị trí thứ 6 (chiếm 6,76%) trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Riêng ngành chăn nuôi tuy tỷ trọng có tăng qua các năm nhưng vẫn đứng vị trí cuối trong năm 2005 và năm 2006, năm 2007 đã khá hơn đứng ở hạng thứ 6 (chiếm 8,97%) trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng.