Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 42 - 44)

lịch:

Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Chiến

lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữ một vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành Du lịch, nó là sự cụ thể hoá đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển ngành Du lịch. Ở nước ta, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan duy nhất có chức năng hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Những tiêu chí cơ bản cần có của chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gồm số lượng nguồn nhân lực cần có, tỷ lệ lao động được đào tạo, cơ cấu trình độ và cơ cấu lao động giữa các ngành nghề thuộc ngành Du lịch. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc cần được cụ thể hoá thông qua chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở các địa phương.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc; chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, các chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở từng địa phương, vùng miền, khu vực.

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Cơ quan quản lý nhà

luật và các chính sách vĩ mô tác động vào các mối quan hệ sản xuất, quan hệ lao động và quản lý để điều chỉnh, định hướng cho sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển.

Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch do nhiều cơ quan khác nhau ban hành. Vấn đề là những văn bản này phải được tập hợp trong một thể thống nhất, giải quyết được những nội dung quản lý giao thoa, tránh tình trạng chồng chéo, phủ định lẫn nhau và phải tạo được cơ chế phối hợp, lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch: Chính sách quản lý nhà nước đối với tuyển dụng lao động

trong ngành Du lịch có nhiều nội dung, trong đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch có căn cứ để nhận xét, đánh giá, bố trí tuyển chọn lao động vào làm việc trong ngành du lịch, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch cần tính đến đặc điểm lao động và cơ cấu lao động của ngành Du lịch để tuyển dụng được đội ngũ lao động phù hợp.

Nhà nước, ngoài việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch, còn cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra giám sát, tránh tình trạng tuyển dụng và sử dụng lao động một cách tuỳ tiện, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về giáo dục đào tạo,

các chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với lao động ngành Du lịch. Ban hành quy chế về thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các vùng miền và các quốc gia: Giao lưu hợp tác về

nguồn nhân lực là một trong những biện pháp nhanh nhất khắc phục những mâu thuẫn, bất hợp lý của nguồn nhân lực ngành Du lịch, quá trình này không chỉ phát huy thế mạnh của mỗi vùng miền mà còn giúp thay đổi phong cách, thói quen, tinh thần kỷ luật và đổi mới tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch, tạo mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực thống nhất giữa các vùng miền và các quốc gia.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đưa các chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực vào cuộc sống: Đây là một trong những

nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, cần tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.

Công tác thanh kiểm tra tình hình thực hiện cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo các chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành Du lịch.

1.3.3. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở nước ta giai đoạn hiện nay:

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w