Những định hướng chính phát triển du lịch của các tỉnh khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 110 - 113)

- Bài học thứ tư là cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành;

(tính đến cuối tháng 6 năm 2009)

3.1.2. Những định hướng chính phát triển du lịch của các tỉnh khu vực

duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

Du lịch Việt Nam đã xác định trong giai đoạn 2010 – 2020 cần phát huy các lợi thế so sánh để phát triển nhanh và bền vững ngành Du lịch, trong

đó các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên là một trong những địa bàn động lực phát triển du lịch của cả nước với tam giác tăng trưởng du lịch: Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt. Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch, căn cứ vào các định hướng chính phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, một số định hướng chính phát triển du lịch các tỉnh

khu vực DHNTB và Tây Nguyên được xác định là:

- Khai thác lợi thế về văn hoá - lịch sử - sinh thái - nghỉ dưỡng của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên theo hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá địa phương, văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và coi đây như là nguồn lực đặc biệt để phát triển du lịch; chú trọng giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá độc đáo, riêng biệt của từng địa phương, từng dân tộc, phát triển sự đa dạng văn hoá du lịch, khắc phục xu hướng đơn điệu, trùng lắp giưa các địa điểm và sản phẩm du lịch.

- Các tỉnh khu vực DHNTB: Phát triển du lịch dựa trên việc phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch biển, đầu tư xây dựng các khu du lịch biển quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch có thu nhập cao. Phát triển các loại hình du lịch có khả năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng với thời gian dài cho khách du lịch, thông qua việc xây dựng các chương trình du lịch, tạo được sự gắn kết giữa sinh thái biển của các tỉnh DHNTB với sinh thái rừng núi, cao nguyên và bản sắc văn hoá của các dân tộc Chăm và Tây Nguyên. Trung tâm của khu vực là thành phố Nha Trang, thành phố Phan Thiết và các vùng phụ cận .

- Các tỉnh Tây Nguyên: Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch sinh thái rừng núi, hang động, thác, hồ nước… và văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên gắn với văn hoá các tỉnh DHNTB. Trung tâm du lịch là thành phố Ban Mê Thuột và thành phố Đà Lạt.

- Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch: Ngoài việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tuyến đường được xác định là lộ trình du lịch với hành trình dài cần được xây dựng và hình thành các trạm dịch vụ (bãi đỗ, trạm bảo dưỡng xe kết hợp ăn uống, giải khát, bán các sản phẩm lưu niệm…) dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng cách hợp lý.

Xây dựng lộ trình mở khai thác các tuyến bay quốc tế đến khu vực và các tuyến bay nội địa trực tiếp giữa các thành phố lớn đến khu vực; nâng cấp, cải tạo nhà ga, phương tiện vận chuyển đường sắt, đưòng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng lượng khách du lịch bằng tàu hoả.

Nghiên cứu xây dựng các tuyến du lịch bằng đường biển đến các tỉnh DHNTB, kể cả tuyến nối với các nước ASEAN và các nước khác. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ở các cửa khẩu quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi đối với khách du lịch.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú. Quy hoạch phát triển các các khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp tại các khu du lịch biển, đô thị du lịch. Khuyến khích tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về đặc thù văn hoá Việt Nam của khách du lịch, đồng thời tạo khả năng khắc phục khó khăn về cơ sở lưu trú theo thời vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Tại các trung tâm du lịch lớn cần có các khu vui chơi giải trí đa dạng, quy mô lớn.

Triển khai xây dựng các khu Trung tâm Hội chợ Triển lãm, Trung tâm mua sắm, Khu phức hợp thương mại - khách sạn; xây dựng các Công viên Văn hóa Lịch sử Dân tộc, Bảo tàng Lịch sử thiên nhiên, Khu đô thị du lịch sinh thái.

- Về quy hoạch và quản lý phát triển du lịch: Các tỉnh trong khu vực cần chủ động điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch theo nguyên

tắc gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam. Quy hoạch phát triển du lịch của địa phương phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch vùng, liên vùng, gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và gắn với quy hoạch sử dụng đất. Các khu du lịch quốc gia phải có quy hoạch chi tiết và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Đối với các quy hoạch khu du lịch lớn, hiện đại, quy hoạch các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao và có tầm chiến lược trong phát triển du lịch quốc gia cũng như phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, toàn vùng và cả nước nếu khả năng trong nước chưa đáp ứng được thì có thể thuê nước ngoài thực hiện.

- Về đầu tư phát triển du lịch: Có cơ chế, chính sách thích hợp về vốn, nhân lực, đất đai, thuế, huy động đầu tư nước ngoài, phát hành trái phiếu công trình và cải tiến các thủ tục hành chính để mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w