Tổng quan về tình hình phát triển du lịch các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2001 2009:

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 67 - 73)

- Bài học thứ tư là cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành;

2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2001 2009:

Nam Trung bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2001- 2009:

2.1.3.1. Khách du lịch:

- Khách du lịch quốc tế: Những năm qua lượng khách quốc tế đến các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên tăng trưởng liên tục từ hơn 308 ngàn lượt khách năm 2001 lên trên 550 ngàn lượt khách năm 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,6%/ năm. Giai đoạn từ sau 2006, do có sự đầu tư tương đối đồng bộ, nên lượng khách du lịch, trong đó có lượng khách quốc tế đã có mức tăng đáng kể: năm 2008 đạt 802,6 ngàn lượt người, tăng hơn 1,6 lần so với năm 2001; đặc biệt năm 2009 là năm mà ngành Du lịch các nước, kể cả Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng trên kinh tế thế giới nên lượng khách du lịch quốc tế bị suy giảm mạnh, khách du lịch quốc tế đến nước ta cũng bị giảm trên 10% so với năm 2008, trong khi đó lượng khách quốc tế đến các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên vẫn tăng 14,4% so với năm 2008 và đạt 918,5 ngàn lượt khách. Tính chung giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 14,8%/ năm. Năm

2001 lượng khách quốc tế đến các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên chiếm 5,92% tổng lượng khách du lịch quốc tế của cả nước, năm 2005 tăng lên 6,44% và năm 2009 tăng lên 6,69%.

Bảng 2.2. Lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên (giai đoạn 2001 – 2009)

Đơn vị: Lượt khách ST T Tên tỉnh 2001 2005 2006 2007 2008 2009 1. Kon Tum 1.337 4.055 8.305 19.703 32.051 45.000 2. Đắc Lắc 5.759 14.540 19.521 18.888 22.069 25.000 3. Đắk Nông 0 6.200 10.600 10.000 8.000 12.000 4. Gia Lai 2.969 3.735 4.346 6.508 8.201 11.000 5. Lâm Đồng 78.000 100.600 97.000 120.000 120.000 200.000 6. Bình Định 20.336 28.373 35.000 42.000 57.018 64.000 7. Phú Yên 1.580 2.700 2.600 4.773 6.517 10.000 8. Khánh Hoà 141.468 248.578 255.287 282.272 315.585 300.000 9. Ninh Thuận 11.839 14.067 23.833 33.000 38.000 51.480 10. Bình Thuận 44.838 128.029 150.707 178.251 195.156 200.000 DHNTB&TN 308.126 550.877 607.199 715.395 802.597 918.480 Trong đó Tây Nguyên 88.065 100.872 80.645 106.893 129.130 139.772 DHNTB 220.061 290.935 293.627 346.541 421.747 467.427 Cả nước 5.204.300 8.557.901 9.671.281 11718287 13.037.420 13.730.367 Tỷ trọng (%) 5,92 6,44 6,28 6,10 6,16 6,69

Nguồn: - Số liệu báo cáo của các Sở VH, TT&DL, - Số liệu tổng hợp của Viện NCPT Du lịch

Các tỉnh có số lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất là Khánh Hoà, Bình Thuận và Lâm Đồng; khu vực Tây Nguyên đón được ít khách quốc tế hơn, chỉ bằng 46,8% so với lượng khách du lịch quốc tế của khu vực DHNTB. Khách du lịch quốc tế đến khu vực bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng chủ yếu là bằng đường hàng không thông qua các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, nối chuyến bay đến các sân bay nội địa của khu vực hoặc bay trực tiếp đến sân bay Cam Ranh; có một lượng nhỏ khách du lịch đến bằng tầu biển thông qua các cảng Quy nhơn và Nha Trang. Những điểm du lịch mà khách quốc tế ưa thích của khu vực là các

bãi biển như Phan Thiết - Mũi Né, Nha Trang, cao nguyên Liangbiang, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các bản làng dân tộc.

- Khách du lịch nội địa: Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên có sức hút khách du lịch nội địa mạnh mẽ. Trong bối cảnh hạ tầng của khu vực được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhu cầu đi du lịch ngày một lớn thì khu vực này trở thành địa chỉ du lịch của phần lớn khách nội địa. Năm 2001, khu vực DHNTB và Tây Nguyên đón 2,05 triệu lượt khách du lịch nội địa, đến năm 2005 đã tăng lên 4,289 triệu lượt và năm 2009 là 7,827 triệu lượt, tăng hơn 3,8 lần so với năm 2001; tăng trưởng bình quân 18,23%/năm.

DHNTB và Tây Nguyên là khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng nhất so với các khu vực khác của nước ta. Tỷ trọng khách du lịch nội địa so với toàn quốc cũng tăng lên nhanh chóng từ 9,52% năm 2001 lên 11,23% năm 2009. Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết đã trở thành những điểm du lịch ưa thích nhất của khách du lịch nội địa.

Khách du lịch nội địa đến từ mọi miền của đất nước, nhiều nhất là khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Xu thế khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng đến các tỉnh khu vực DHNTB và Tây nguyên cũng tăng lên rõ rệt. Mục đích của khách du lịch đến khu vực này khá đa dạng nhưng chủ yếu là nghỉ dưỡng biển ở khu vực DHNTB và nghỉ dưỡng núi ở khu vực Tây Nguyên.

Bảng 2.3. Lượng khách du lịch nội địa đến các tỉnh khu vực DHNTB

và Tây Nguyên (giai đoạn 2001 – 2009)

Đơn vị tính: Lượt khách

STT Tên tỉnh 2001 2005 2006 2007 2008 2009

2. Đắc Lắc 93.690 199.609 188.881 221.769 229.813 275.0003. Đắk Nông 0 93.800 99.400 120.000 124.000 138.000 3. Đắk Nông 0 93.800 99.400 120.000 124.000 138.000 4. Gia Lai 53.721 93.407 97.448 120.870 137.791 189.000 5. Lâm Đồng 725.000 1.460.300 1.751.000 2.080.000 2.180.000 2.400.000 6. Bình Định 126.060 351.627 415.000 518.000 655.782 771.000 7. Phú Yên 51.090 77.800 92.400 115.327 158.795 220.000 8. Khánh Hoà 353.156 653.890 832.861 1.081.270 1.281.613 1.300.000 9. Ninh Thuận 87.138 208.633 288.694 337.000 406.000 481.320 10. Bình Thuận 544.864 1.122.907 1.401.590 1.623.125 1.805.129 2.000.000 DHNTB&TN 2.050.649 4.289.759 5.201.105 6.257.664 7.025.070 7.827.320 Trong đó Tây Nguyên 888.341 1.874.902 2.170.560 2.582.942 2.717.751 3.055.000 DHNTB 1.162.308 2.414.857 3.030.545 3.674.722 4.307.319 4.772.320 Cả nước 21.534.866 40.206.503 47.410.719 55.533.758 60.226.922 69.674.581 Tỷ trọng (%) 9,52 10,67 10,97 11,27 11,66 11,23

Nguồn: - Số liệu báo cáo của các Sở VH, TT&DL, - Số liệu tổng hợp của Viện NCPT Du lịch

2.1.3.2. Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên cũng có sự gia tăng nhanh chóng từ 1.135 tỷ đồng năm 2001 lên 7.496 tỷ năm 2009, gấp 6,6 lần so với năm 2001; tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2001-2009 đạt 26,6%/ năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng khách du lịch.

Sở dĩ có sự tăng trưởng cao về doanh thu du lịch, ngoài yếu tố trượt giá có thể thấy là dịch vụ du lịch của khu vực này đã tương đối đa dạng, kích thích mức chi tiêu bình quân của du khách lên cao, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, kéo theo sự tăng nhanh của doanh thu du lịch. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu du lịch của khu vực so với toàn quốc vẫn đứng ở mức khá khiêm tốn 8,33% năm 2009, khả năng tăng doanh thu du lịch của khu vực vẫn còn rất lớn, nếu tổ chức bổ sung thêm các loại hình du lịch và các loại dịch vụ du lịch hấp dẫn như thể thao biển, thể thao mạo hiểm ở khu vực rừng núi...

Bảng 2.4. Doanh thu du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên (giai đoạn 2001 – 2009)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Tỉnh 2001 2005 2006 2007 2008 2009

2. Đắc Lắc 43,05 90,73 102,13 125,17 152,45 165,003. Đắk Nông 0 3,00 4,50 7,60 12,00 14,50 3. Đắk Nông 0 3,00 4,50 7,60 12,00 14,50 4. Gia Lai 24,62 43,40 59,18 78,32 93,93 130,00 5. Lâm Đồng 482,00 1.405,00 1.663,00 3.000,00 3.220,00 3.400,00 6. Bình Định 50,10 90,00 110,00 142,80 187,42 212,00 7. Bình Thuận 199,03 611,32 803,41 1.060,77 1.424,09 1.650,00 8. Khánh Hoà 246,11 643,14 834,21 1.027,00 1.357,00 1.500,00 9. Ninh Thuận 75,25 120,00 154,00 184,00 222,00 240,00 10. Phú Yên 8,20 20,50 31,70 47,44 90,10 140,00 DHNTB&TN 1.135,12 3.039,35 3.778,95 5.694,61 6.785,88 7.496,50 Trong đó Tây Nguyên 556,44 1.554,40 1.845,64 3.232,59 3.505,27 3.754,50 DHNTB 578,68 1.484,95 1.933,32 2.462,02 3.280,61 3.742,00 Cả nước 13.706,24 37.078,94 45.420,21 56.000,00 60.000,00 68.000,00 Thị phần 8,28% 8,20% 8,32% 9,40% 8,44% 8,33%

Nguồn: Số liệu báo cáo của các Sở VH, TT & DL,

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Trong những năm qua, hệ thống cơ sở

lưu trú của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Năm 2001 toàn khu vực mới có 757 cơ sơ lưu trú với tổng số 12.269 buồng ( bình quân 1 cơ sở lưu trú có 16 buồng) thì đến năm 2008 đã tăng lên 1.616 cơ sở lưu trú với tổng số 34.194 phòng, bình quân 1 cơ sở lưu trú có trên 21 buồng. Các cơ sở lưu trú cũng trở nên đa dạng hơn, rất nhiều với các loại hình như khách sạn, nhà khách biệt thự, bung ga lâu... Chất lượng của các cơ sở cũng được nâng lên rõ rệt, số lượng các khách sạn được xếp hạng sao, đặc biệt là hạng cao sao (3-5 sao) đã tăng lên nhiều, với dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, phục vụ chuyên nghiệp, đủ sức phục vụ cho cả các sự kiện quốc tế lớn.

Bảng 2.5. Hệ thống cơ sở lưu trú các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên (giai đoạn 2001 – 2008)

ST

T Tỉnh

2001 2006 2008

KS Buồng KS Buồng KS Buồng

1 Đắc Lắc 21 482 68 1.484 113 2.190

2 Đắc Nông 28 250 38 505

4 Kon Tum 13 221 20 380 25 520 5 Lâm Đồng 400 4.800 725 10.000 675 11.000 6 Bình Định 19 550 56 1.478 90 2.190 7 Bình Thuận 37 1.287 125 4.240 134 5.006 8 Khánh Hoà 202 3.707 349 8,279 397 9.400 9 Ninh Thuận 38 511 65 1.224 61 1.436 10 Phú Yên 13 302 32 739 44 933 DHNTB&TN 757 12.269 1.501 28.997 1.616 34.194 Trong đó Tây Nguyên 448 5.912 874 13.037 890 15.229 DHNTB 309 6.357 627 15.960 726 18.965 Cả nước 4.336 86,.09 8.516 168.315 10.638 205.979 Tỷ trọng (%) 17.46 14.13 16.70 17.63 17.56 15.19

Nguồn: báo cáo của các Sở VH, TT & DL,

Một đặc điểm dễ nhận thấy của hệ thống cơ sở lưu trú tại khu vực này là còn nhiều cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ (chỉ trên dưới 10 buồng, trang thiết bị không đồng bộ, mới chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ lưu trú đơn thuần). Sự phân bố của các cơ sở lưu trú cũng không đồng đều: thông thường hệ thống cơ sở lưu trú tập trung ở các đô thị lớn thuộc những tỉnh có ngành Du lịch phát triển: Lâm Đồng 675 cơ sở lưu trú với 11.000 buồng; Khánh Hoà 397 cơ sở lưu trú với 9.400 buồng; Bình Thuận 134 cơ sở lưu trú với 5.006 buồng (số liệu năm 2008).

Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, ở các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên đã hình thành một số các khu du lịch nổi tiếng, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như khu du lịch Hầm Hô (Bình Định), khu du lịch Hòn Ngọc Việt (Khánh Hòa), khu du lịch Vũng Rô (Phú Yên), khu du lịch Mũi Né (Bình Thuận), khu du lịch Cà Ná (Ninh Thuận)… Các khu du lịch này đều là những khu du lịch mới được đầu tư nên cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đồng bộ và đội ngũ nhân viên lành nghề.

2.1.3.3. Đầu tư du lịch: Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên trong giai đoạn 2006-2010 được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với tổng mức hỗ trợ là 1.177 tỷ đồng, mức bình quân hỗ trợ hàng năm mỗi tỉnh, thành phố trong khu vực đạt khoảng 23,5 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ hạ tầng đã thực sự tạo nên những chuyến biển tích cực, đóng vai trò là nguồn vốn mồi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên. Những tỉnh trong khu vực thu hút được nhiều dự án đầu tư vào du lịch là Khánh Hoà và Bình Thuận với tổng mức vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Đầu tư du lịch đã tạo ra sự đột phá, một bước nhảy vọt về chất, làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội, huy động nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam, tạo đà tăng trưởng cao cho thời gian tiếp theo, góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với các đảng bộ địa phương, Đại hội Đảng toàn quốc trong việc tổng kết và xác định phương hướng, chủ trương, biện pháp phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động du lịch khởi sắc đã tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ sản xuất , góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ phát triển, tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều nghề thủ công truyền thống; góp phần vào sự phát triển của Hàng không, Văn hoá - Thông tin và các ngành khác liên quan đến du lịch. Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w