Theo lý thuyết về khoa học quản lý thì hệ thống tổ chức quản lý phát triển nhân lực ngành Du lịch bao gồm chủ thể và khách thể quản lý, được
phân cấp theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và vai trò, vị trí của mỗi nhân tố trong hệ thống quản lý. Tuy nhiên, việc phân định giữa chủ thế và khách thể quản lý rất khó khăn, bởi lẽ chủ thể quản lý cũng đồng thời có thể là khách thể quản lý và ngược lại.
1.3.3.1. Hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch hiện nay ở nước ta :
- Ở Trung ương: Tổ chức quản lý về phát triển nguồn nhân lực ngành
Du lịch được phân thành các đầu mối quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước đảm nhiệm, ở nước ta có Bộ Giáo dục - Đào tạo quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, trong đó có giáo dục đào tạo du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chức năng quản lý nhà nước về lao động và đào tạo nghề; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng quản lý nhà nước về du lịch.
Nhà nước Trung ương giữ vai trò định hướng và tạo các nguồn lực, điều kiện cho sự phát triển nguồn nhân lực xã hội nói chung, nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng.
- Ở địa phương: Theo phân cấp quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước
liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở địa phương gồm: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với các cơ quan chuyên môn là: Sở VH,TT&DL, Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH, Sở Nội vụ; chính quyền địa phương các cấp và các phòng đào tạo trực thuộc.
Chính quyền địa phương giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Chính quyền địa phương cụ thể hoá các chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước thành những quy định cụ thể, áp dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở địa phương phù hợp với điều kiện thực tiễn; thu hút, quản lý sử dụng nguồn nhân lực ngành Du lịch; quản lý các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực (trừ các cơ sở đào tạo cấp đại học do bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý).
- Cấp cơ sở: Là bộ phận quản lý phát triển nguồn nhân lực của mỗi tổ
chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch (thường là Phòng tổ chức hành hành chính, tổ chức nhân sự). Cấp cơ sở có tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của mỗi đơn vị kinh doanh du lịch và do vậy, có vai trò nhất định tác động đến sự phát triển chung của nguồn nhân lực ngành Du lịch.
- Hệ thống đối tác: Là những cơ sở đào tạo, đơn vị nghiên cứu thường
xuyên cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch, bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội và yêu cầu của các tổ chức, đơn vị trong ngành Du lịch. Hệ thống đối tác này giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch. Hiện nay còn có khoảng cách khá xa giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu sử dụng, do đó cần tăng cường sự phối kết hợp giữa hệ thống đối tác với bên sử dụng nguồn nhân lực và chú trọng hơn nữa công tác đào tạo theo nhu cầu.
- Đội ngũ chuyên gia, giáo viên, giảng viên: Là lực lượng cung cấp dịch
vụ tư vấn, kinh nghiệm, chất xám, thực hiện việc giảng dạy, huấn luyện, trực tiếp tác động vào quá trình nâng cao năng lực cho người học. Cùng với hệ thống đối tác, đội ngũ chuyên gia, giáo viên, giảng viên cũng giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Trong hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch phải kể đến vai trò của đội ngũ làm công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch từ việc cụ thể hoá chính sách của nhà nước, hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch, bao gồm:
+ Đội ngũ làm công tác phát triển nguồn nhân lực và liên quan của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, là cán bộ làm công tác phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Đội ngũ làm công tác phát triển nguồn nhân lực và liên quan của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ở địa phương.
+ Đội ngũ làm việc trong bộ máy hoạt động của các cơ sở đào tạo du lịch. + Đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên trong các cơ sở đào tạo du lịch, các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch.
1.3.3.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở nước ta
Yêu cầu về nguồn nhân lực ngành Du lịch ngày càng cao, đặc biệt yêu cầu về chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ, cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Thực tế đó đòi hỏi ngành Du lịch phải có khung chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu chung của chiến lược phát triển du lịch. Các nước có du lịch phát triển đều quan tâm vấn đề này và đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực. Nhằm tăng cường hiệu quả cho việc hoạch định chính sách và xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch dài hạn, công tác quản lý nhà nước về du lịch phải chú trọng hơn nữa đến kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới là một quá trình giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới về hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ, công nghệ mới, nguồn nhân lực... theo hai chiều ra, vào. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ mới vào Việt Nam kéo theo công việc làm, các nghề mới, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý... Những diễn biến này tác động trực tiếp vào nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nhằm có được nguồn nhân lực ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay, các nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch cần được tiến hành là: