Bối cảnh phát triển du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên:

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 105 - 110)

- Bài học thứ tư là cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành;

3.1.1.Bối cảnh phát triển du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên:

(tính đến cuối tháng 6 năm 2009)

3.1.1.Bối cảnh phát triển du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên:

3.1.1.1. Những thuận lợi và cơ hội phát triển :

- Bối cảnh quốc tế : Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời

cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là xu thế tất yếu khách quan không thể đảo ngược, làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Để phát triển, các nước phải tăng cường hợp tác và cạnh tranh lẫn nhau với lợi thế nghiêng về những nước có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển. Điều này làm cho sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng lớn. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, đang đứng trước cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình; đồng thời cũng đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên.

Song song với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, nhu cầu du lịch cũng tăng lên rất mạnh. Xu hướng xóa bỏ các rào cản ngăn cách giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc đã thúc đẩy nhu cầu giao lưu văn

hóa. Bên cạnh đó, những tiến bộ về khoa học công nghệ, giao thông vận tải cũng góp phần thúc đẩy du lịch quốc tế phát triển.

Du lịch là ngành kinh tế có sự tăng trưởng cao và ổn định. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng năm 2008 ngành Du lịch toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 944 tỷ USD, tạo việc làm cho trên 300 triệu người. Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2020, tổng mức chi tiêu của du khách quốc tế sẽ tăng gấp đôi so với con số 800 tỷ USD/năm như hiện nay. Nhiều nước trên thế giới đã coi du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng Caribê, 50% GDP là từ du lịch. Hiện nay, Pháp đang là quốc gia đón nhiều du khách nước ngoài nhất (khoảng 75 triệu lượt), tiếp đó là Tây Ban Nha (53 triệu lượt), Mỹ (41,9 triệu lượt). Trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch luôn được coi ngành kinh tế quan trọng, giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân.

- Tình hình trong nước: Việt Nam có tài nguyên du lịch phong phú, đa

dạng với nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, nước ta kiên trì đi theo đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế mở, do đó du lịch có điều kiện để phát triển. Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao; cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh theo hướng tăng dần tỷ trọng của khối công nghiệp và dịch vụ; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức về ngành Du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh. Uy tín của Việt Nam đang tăng nhanh trên trường

quốc tế. nước ta đã đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của thế giới như ASEM, APEC, hiện đang là chủ tịch ASEAN.

Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO. Đây là điều kiện thuận lợi để du lịch Việt Nam xúc tiến mở rộng thị trường thu hút du khách. Cơ hội lớn thứ hai từ việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế là tăng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2008 có trên 9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ, còn trong năm 2009, chỉ tính riêng 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch là dự án Bãi biển Rồng (Quảng Nam) và dự án Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có số vốn đăng ký lên đến trên 8 tỷ USD. Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới đây, làn sóng đầu tư vào du lịch - dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng. Theo cam kết gia nhập WTO về du lịch, Việt Nam sẽ mở cửa hơn nữa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và dịch vụ đại lý lữ hành, tạo nên sự cạnh tranh về thương hiệu và chất lượng trong phát triển triển du lịch.

Nước ta có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, thân thiện nhất của châu Á. Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện; chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển du lịch, thể hiện rõ nét trong văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX: … ”Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”…, Chính phủ phê duyệt

chương trình đầu tư hỗ trợ hạ tầng du lịch; bỏ chế độ VISA đối với công dân một số nước thị trường tiềm năng như: ASEAN, Nhật Bản, Đan Mạch… mở thêm các đường bay trực tiếp Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam- Nhật Bản…

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, điều kiện đi lại dễ dàng, thời gian rỗi tăng lên đã kích thích nhu cầu đi du lịch của đa số người dân. Hạ tầng du lịch được cải thiện giúp cho người dân đi du lịch được nhanh chóng thuận lợi.

Khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch và liên quan bước đầu được hình thành, từng bước tạo điều kiện đưa ngành Du lịch phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.

- Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên: Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên có vị trí thuận lợi, nằm ở gần các vùng kinh tế phát triển trọng điểm phía Nam và miền Trung; hội tụ đầy đủ các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và du lịch: có các hệ thống cửa thông thương trong nước và quốc tế, là cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan; có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, phân bố tập trung, thuận lợi cho việc khai thác và phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá, sinh thái, đáp ứng nhu cầu đa dạng cả của khách du lịch quốc tế và nội địa. Lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch và vị trí địa lý cho phép các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên lựa chọn du lịch để phát triển thành ngành kinh tế chủ lực, làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.

Kinh tế của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên tăng trưởng ổn định, đầu tư trong nước và nước ngoài tăng, cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, bến cảng, sân bay, được đầu tư nâng cấp góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Khách du lịch quốc tế đã có thể tiếp cận trực tiếp đến khu vực thông qua các cảng hàng không Cam Ranh, cảng biển Quy Nhơn, Nha Trang. Các sân bay nội địa Liên Khương

(Lâm Đồng), Pleiku (Gia Lai), Ban Mê Thuật (Đắk Lắk), Tuy Hoà (Phú Yên), Quy Nhơn (Bình Định) cho phép khách du lịch thực hiện các chuyến bay 2 trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến khu vực dễ dàng, nhanh chóng.

Ngành du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong khu vực; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ; Bộ VH,TT&DL, Tổng cục Du lịch cũng như các bộ, ngành Trung ương, sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Ngành Du lịch được xác định là ngành kinh tế chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến 2020 và được tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển.

Một thuận lợi cơ bản nữa là các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch, thể hiện qua Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đề án này sau khi được phê duyệt đã là cơ sở vững chắc để triển khai các dự án đầu tư, thúc đẩy du lịch phát triển mạnh.

3.1.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với phát triển du lịch :

Bên cạnh những thuận lợi to lớn để phát triển, ngành Du lịch các tỉnh

khu vực DHNTB và Tây Nguyên cũng phải đối mặt với nhiếu khó khăn thách thức:

- Tình hình thế giới và khu vực có những biến động khó lường, Du lịch lại là một trong những ngành dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như dịch bệnh, bất ổn về kinh tế - chính trị, nạn khủng bố quốc tế. Những yếu tố bất ổn bên ngoài này tác động rất mạnh đến dòng khách du lịch quốc tế, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008 là một minh chứng rõ nét.

- Du lịch là ngành mang tính định hướng tài nguyên rõ nét: tài nguyên du lịch là yếu tố cấu thành cơ bản tạo nên các loại hình và sản phẩm du lịch, trong khi tài nguyên và môi trường du lịch có nơi đã và đang bị suy thoái do những bất cập trong quản lý, bảo vệ, khai thác.

- Điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt và các hiện tượng thời tiết cực đoan của khu vực như bão lụt, khô hạn... cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động du lịch của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

- Kinh tế các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên còn khó khăn do phải đầu tư cho nhiều nhu cầu cấp thiết, nguồn vốn từ Trung ương cũng hạn chế, nên chưa thể ưu tiên đầu tư tập trung ngay cho ngành Du lịch. Đặc biệt là nhu cầu phát triển hạ tầng ngành Du lịch là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế, các tỉnh trong khu vực chưa có khả năng tự cân đối các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

- Sự phát triển du lịch thời gian qua mới chỉ phát triển theo chiều rộng, thiếu chiều sâu, xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực như chất lượng và giá cả của sản phẩm, dịch vụ du lịch bị thả nổi, cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng chèo kéo, ép giá khách du lịch xảy ra phổ biến... làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành Du lịch.

- Nguồn nhân lực ngành Du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Không chỉ thiếu đội ngũ cán bộ quản lý mà ngay cả lực lượng lao động trực tiếp cũng yếu và thiếu cả về số lượng và chất lượng. Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch còn nhiều bất cập. Đây chính là một trong những thách thức lớn nhất đối với sự phát triển du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 105 - 110)