Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT) đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 113 - 116)

- Bài học thứ tư là cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành;

(tính đến cuối tháng 6 năm 2009)

3.2.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT) đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực

SWOT) đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên

a) Điểm mạnh :

- Các tỉnh khu vực DHNTB và Tây nguyên có nguồn nhân lực dồi dào, không chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, trong đó có ngành du lịch mà còn đáp ứng cả nhu cầu xuất khẩu lao động.

- Cơ cấu về độ tuổi lao động trẻ, người dân có truyền thống cần cù, chịu khó, ham học hỏi, mến khách, nếu được đào tạo bài bản, đúng hướng sẽ

hoàn toàn có khả năng đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch.

- Nền kinh tế của khu vực đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khối dịch vụ. Quá trình này giải phóng một lượng lao động đáng kể từ khối Nông – Lâm nghiệp làm lực lượng dự trữ cho nguồn nhân lực ngành Du lịch. Lao động trong ngành Du lịch có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành dịch vụ khác cũng là thuận lợi cơ bản để thu hút, phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống các chính sách, công cụ phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, các cơ sở đào tạo đã bước đầu được hình thành, đang trong quá trình hoàn thiện, củng cố sẽ phát huy năng lực trong giai đoạn phát triển tới.

b) Điểm yếu :

- Nhận thức của các cấp các ngành về vị trí vai trò của ngành Du lịch trong tổng thể nền kinh tế còn nhiều bất cập. Ngay trong ngành Du lịch, vai trò của nguồn nhân lực ngành đối với sự phát triển du lịch cũng chưa được đánh giá cao. Doanh nghiệp và người lao động chưa có ý thức về đào tạo bồi dưỡng du lịch.

- Thiếu chiến lược chung phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và cho sự phát triển ngành Du lịch. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ít được đề cập hoặc đề cập rất mờ nhạt trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển.

- Chưa có những chính sách riêng cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch cho toàn khu vực, từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng và sử dụng lao động ngành Du lịch nên chưa thu hút được nhiều lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao, có trình độ quản lý và tay nghề giỏi.

- Tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống các chính sách, công cụ chưa thực sự phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du

lịch; các cơ sở đào tạo có quy mô nhỏ bé, năng lực đào tạo thấp, chất lượng đào tạo chưa cao.

c) Cơ hội:

- Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên đang đứng trước những cơ hội hết sức thuận lợi để phát triển, đặc biệt xu thế phát triển du lịch tập trung vào các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên đã thu hút một lượng lớn các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào các cơ sở kinh doanh du lịch. Những cơ sở kinh doanh du lịch này khi đi vào hoạt động có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực.

- Du lịch là ngành rất khó áp dụng việc cơ giới hoá; quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch xẩy ra đồng thời, được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên đông đảo, lành nghề, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Du lịch là rất lớn, tỷ lệ thuận với quy mô phát triển du lịch.

- Hầu hết các tỉnh trong khu vực đều đã nhận thức được vai trò quan trọng của ngành Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên có sự đầu tư đáng kể cho ngành Du lịch.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trong khu vực và ở những khu vực lân cận đang được cải thiện dần cả về quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch. Mô hình đào tạo tại chỗ, đào tạo qua công việc đang ngày càng phát huy hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sử dụng mô hình này cùng với những chính sách đãi ngộ hợp lý nên đã thu được những thành công nhất định trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp của mình.

d) Thách thức :

- Thiếu định hướng phát triển du lịch cho toàn khu vực nói chung, định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng. Các đề án, quy hoạch phát triển du lịch cho toàn khu vực chỉ dừng lại ở định hướng chung chung, thiếu các điều kiện áp dụng, tính khả thi không cao.

- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở khu vực còn nhiều bất cập và chưa thể khắc phục được trong thời gian trước mắt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Quy mô và chất lượng đào tạo ngồn nhân lực ngành Du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

- Vai trò của doanh nghiệp du lịch và hiệp hội du lịch chưa được đề cao, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc, không tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của riêng mình.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w