Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên :

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 117 - 118)

- Bài học thứ tư là cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành;

(tính đến cuối tháng 6 năm 2009)

3.2.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên :

liên kết vùng, liên kết quốc tế trong hội nhập để phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, liên kết, hợp tác, hợp tác quốc tế về

đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Du lịch.

3.2.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên : DHNTB và Tây Nguyên :

Qua phân tích SWOT đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên; căn cứ những định hướng phát triển du lịch của khu vực trong thời gian tới và những quan điểm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của khu vực, các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên được xác định là:

3.2.3.1. Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực đến năm 2020 là xây dựng lực lượng lao động ngành Du lịch đủ về số lượng (tương ứng với số lượng khách du lịch quốc tế cũng như nội địa được dự báo), cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh, bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần đưa du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên trở thành khu vực có ngành Du lịch phát triển nhanh và toàn diện nhất của cả nước; đổi mới cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch và thực hiện chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên nghiệp du lịch.

Để đáp ứng mục tiêu nêu trên, đội ngũ lao động trong ngành Du lịch phải được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng đến tính

chất chuyên nghiệp của đội ngũ này. Điều này thể hiện ở việc, từ đội ngũ quản lý nhà nước, đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp và đội ngũ lao động trực tiếp phải được trang bị kiến thức chuyên môn sâu về du lịch, đảm bảo tạo lên một đội ngũ mạnh về nghiệp vụ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch và đảm bảo cho sự phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w