Những ưu điểm và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 96 - 97)

- Bài học thứ tư là cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành;

2.3.1.Những ưu điểm và nguyên nhân:

(tính đến cuối tháng 6 năm 2009)

2.3.1.Những ưu điểm và nguyên nhân:

2.3.1.1. Những ưu điểm:

- Trong những năm qua, nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng, cùng với đó chất lượng đội ngũ lao động ngành Du lịch cũng được nâng cao đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp du lịch và yêu cầu phát triển ngành. Điều đáng ghi nhận nhất là đội ngũ lao động ở các doanh nghiệp du lịch có yếu tố nước ngoài hoặc liên doanh với các hãng du lịch danh tiếng có chất lượng tương đối cao và đồng đều.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo đã có sự phát triển nhanh chóng với nhiều ngành nghề đào tạo phục vụ cho ngành Du lịch. Nhiều cơ sở đã có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, chương trình giáo trình được chuẩn hoá, tiệm cần dần với tiêu chuẩn của các nước có ngành Du lịch phát triển. Công tác đào tạo mới được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyển dịch theo hướng tích cực; công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực được chú trọng hơn; hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chặt chẽ hơn.

- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được củng cố. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được kiện toàn; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, đạo tạo nghề được cụ thể hoá một bước vào ngành Du lịch; bước đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành Du lịch.

2.3.1.2. Những nguyên nhân:

- Ngành Du lịch của khu vực có sự phát triển khởi sắc với nhiều cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn như các khu resort, khách sạn cao cấp với trang thiết bị đồng bộ, có khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng cao đã thu hút một lượng lớn lao động với những đòi hỏi tương đối cao về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn.

- Công tác đào tạo du lịch được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm hơn, lực lượng giảng viên, giáo viên đã chủ động cập nhật kiến thức mới để nâng cao năng lực giảng dạy; nhiều doanh nghiệp đã chủ động đặt hàng cơ sở đào tạo, giúp cho công tác đào tạo du lịch tiệm cận với nhu cầu xã hội. Sự đầu tư của nhà nước cho các cơ sở đào tạo du lịch trong giai đoạn trước đã bắt đầu phát huy hiệu quả.

- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được tăng cường, đội ngũ làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trong các cơ quan quản lý đang dần được bổ sung và nâng cao chất lượng và chuẩn hoá; hệ thống các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch dần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 96 - 97)