Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 58 - 63)

- Bài học thứ tư là cần xác định đào tạo du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành;

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

Nam Trung bộ và Tây Nguyên

2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

2.1.1.1. Duyên hải Nam Trung Bộ:

Có nhiều quan điểm về phân vùng lãnh thổ cho khu vực DHNTB. Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006 của Chính phủ, lãnh thổ Việt Nam được chia thành 6 vùng kinh tế xã hội: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (15 tỉnh), vùng đồng bằng sông Hồng (12 tỉnh), vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Trung Bộ (14 tỉnh), vùng Tây Nguyên (5 tỉnh), vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh). Các tỉnh, thành thuộc vùng Duyên hải Trung Bộ và Nam Trung Bộ là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận và Ninh thuận. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam đều xác định Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) gồm 8 tỉnh thành là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận [44]. Tổng cục Thống kê lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ [43].

Du lịch là một ngành mang tính định hướng tài nguyên rõ nét và có tính liên ngành liên vùng cao, phân vùng du lịch dựa chủ yếu vào đặc điểm tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng liên kết để tạo sản phẩm du lịch, do đó phân vùng du lịch thường không trùng khớp với phân vùng

kinh tế - xã hội. Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1995 xác định DHNTB bao gồm 5 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Luận án này với đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch, vì vậy dựa vào cách phân vùng của Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Theo đó, khu vực DHNTB gồm 5 tỉnh là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận với diện tích là 27.486,2 km2 . Phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Ngãi, phía Tây giáp Tây Nguyên, phía Nam giáp Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dân số là 5.412.100 người (số liệu năm 2008). Mật độ dân số 197 người/km2.

DHNTB có lợi thế về vị trí và cơ sở hạ tầng: Nằm trên trục giao thông

đường bộ, sắt, hàng không và biển; nằm gần trọng điểm kinh tế miền Trung và trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam, là cửa ngõ ra biển của khu vực Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế; có các cảng hàng không như Phù Cát, Đông Tác, Nha Trang, Cam Ranh, trong đó sân bay Cam Ranh đang được đầu tư trở thành sân bay quốc tế; cùng hàng ngàn km đường bộ đường sắt. Về đường biển có các cảng Nhơn Hội, Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh với cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại.

Kinh tế biển là thế mạnh lớn nhất của khu vực, bao gồm nguồn lợi hải sản, vận tải biẻn trong nước và quốc tế, các cảng nước sâu đảm bảo cho tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với cảng nước sâu, làm cửa ngõ ra biển cho đường xuyên Á (Vịnh Vân Phong được chọn là cảng trung chuyển container của Việt Nam).

Thế mạnh về nhân lực: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ

dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt thuỷ sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, nguồn lao động sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tại chỗ và hợp tác quốc tế về lao động

Khu vực DHNTB có tài nguyên du lịch phong phú, tập trung nhiều bãi biển đẹp như Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Chữ, Mũi Né; quanh năm nắng ấm, hệ sinh thái biển đa dạng, có nhiều suối nước nóng . Ngoài khơi có nhiều đảo lớn nhỏ, với sự kết hợp hài hoà giữa núi và biển tạo nên nhiều vịnh đẹp như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh.

Khu vực này cũng là nơi giao thoa của 2 nền văn hoá Chăm Pa và Đại Việt với sự tụ cư và quần cư của nhiều tộc người: Kinh, Chăm, Bana, Cơho, Hrê, Raglai, Êđê… Trong đó, tộc người Kinh có số dân đông nhất, sau đến tộc người Chăm. Địa hình của vùng đa dạng với biển xen lẫn núi đồi và đồng bằng. Do chiều dài Bắc-Nam của khu vực khá lớn nên sự phân bố khí hậu không đồng đều, nếu như Bình Định, Phú Yên, Nha Trang có khí hậu nóng nhưng ôn hòa thì Bình Thuận, đặc biệt là Ninh Thuận là vùng đất khô hạn nhất nước. DHNTB được hình thành trên con đường phát triển về phương Nam của các thế hệ người Việt. Vùng đất này có một lịch sử hào hùng, vàng son rực rỡ phát triển liên tục từ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, và tiếp nối, hòa nhập vào nền văn hóa Đại Việt. Trong qúa trình phát triển, vùng đất này vẫn còn thấm đẫm những giá trị truyền thống bản địa buổi sơ khai.

Đến nay, du lịch DHNTB đã phát triển, nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương và vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Trong xu thế mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, vùng đã có những chủ trương, chính sách thông thoáng kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi đầu tư như một số khu du lịch: khu du lịch Hầm Hô, Tân Thanh, Vĩnh Hội (Bình Định), khu du lịch Vân Phong, Bắc Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận)…

2.1.1.2. Tây Nguyên:

Khu vực Tây Nguyên nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Khu vực này có 3 nhóm địa hình chính là địa hình núi cao trên 2.000 mét (Ngọc Linh ở phía Bắc với độ cao 2.598m và Chư Yang Sin ở phía Nam với độ cao 2.406m); địa hình cao

nguyên (cao nguyên Kon Plông, Kon Hà Nừng, Mdrak, Đắk Nông, Di Linh Plâyku, Buôn Ma Thuột), tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam); địa hình thung lũng (cánh đồng An Khê, bình nguyên Ea súp, vùng trũng Cheo Reo, Phú Túc). Tây Nguyên còn có nhiều sông suối, là đầu nguồn của nhiều dòng sông chảy sang đất Lào, Campuchia, xuống vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (Pô Cô, Sa Thầy, Bla, Đắc Crông, Ia Jun, Ba, Đắc Nhim…) và nhiều ngọn thác (Yaly, Đray, Hlinh) các hồ nước như hồ Lắc, Suối Vàng, Biển Hồ.

Tây Nguyên có diện tích 54.640 km2, hiện còn 3.140 nghìn ha rừng các loại, trữ lượng gỗ 238,9 triệu m3, chiếm đến 31,9% diện tích rừng và 36,3% trữ lượng rừng toàn quốc (trong đó rừng giàu chiếm 41,2%, rừng trung bình chiếm 51,2% so với tổng trữ lượng rừng cùng loại của cả nước).

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đá bazan ở độ cao khoảng 500-600 mét so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Tây Nguyên là khu vực còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và có tiềm năng du lịch lớn.

Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1.000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.

Bảng 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Các vùng Dân số trung bình (Nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ dân số (Người/km2) Cả nước 86.210,8 331.150,4 260

Duyên Hải Nam Trung Bộ 5.412,1 27.486,2 197

- Bình Định 1.592,6 6.039,6 264 - Phú Yên 8855 5.060,6 175 - Khánh Hoà 1.162,1 5.217,6 223 - Ninh Thuận 583,4 3.358,0 174 - Bình Thuận 1.188,5 7.810,4 152 Tây Nguyên 5.004,2 54.640,3 92 - Kon Tum 401,5 9.690,5 41 - Gia Lai 1.188,5 15.536,9 76 - Đắk Lắk 1.777,0 13.125,4 135 - Đắk Nông 431,0 6.515,3 66 - Lâm Đồng 1.206,2 9.772,2 123

Duyên hải Nam Trung Bộ

và Tây nguyên 10.416,3 82.126,5 127

Tỷ lệ % so với cả nước 12,08 24,80 48,78

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2008. NXB Thống kê.

Về tộc người, Tây Nguyên có 2 bộ phận khác nhau là những cư dân bản địa và những người đến cư trú sau. Khối cư dân bản địa gồm nhiều tộc người, mỗi tộc người lại gồm nhiều nhóm địa phương, phân chia theo nhóm ngôn ngữ gồm: Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơme (9 tộc người

là Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông, Gié Triêng, Mạ, Brâu, Rơ Măm và Hrê), các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ malyo – Polinedia (4 tộc người là Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru và Ra Glai).

Dân số của khu vực Tây Nguyên là hơn 5 triệu người (số liệu thống kê năm 2008). Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nguyên là 12,12%, trong đó khối Nông - Lâm - Thuỷ sản là 9%, khối Công nghiệp - Xây dựng là 21,2%, khối dịch vụ là 15,5%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,85 triệu đồng năm 2001 lên 11,5 triệu đồng năm 2008.

Tính chung khu vực DHNTB và Tây Nguyên có tổng dân số là 10,416 triệu người (số liệu năm 2008), tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động lớn, đủ để đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ, thậm chí phục vụ cả cho xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w