III Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của các Doanh nghiệp Viễn thông di động.
3 Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược.
Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong thời gian dài hạn cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian tương ứng.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp Viễn thông di động ngay càng trở nên quan trọng và cần thiết. Vì môi trường kinh doanh ngày nay đã thay đổi cơ bản so với trước đây đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới tổ chức quản lý về cả nội dung lẫn hình thức. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết cần phải làm gì để gặt hái thành công trong kinh doanh và biết được khi nào doanh nghiệp đạt tới mục tiêu đã định. Xác định đúng mục đích và hướng đi sẽ giúp doanh nghiệp vừa thực hiện được mục tiêu vừa tiết kiệm được nguồn lực và thời gian. Nếu xác định sai sẽ dẫn đến chệch hướng kinh doanh, lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.
Việc đánh giá môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thấy được điểm mạnh và điểm yếu của minh. Trong điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể giúp doanh nghiệp sử dụng những điểm mạnh để tận dụng những cơ hội, lợi dụng điểm mạnh để đối phó với nguy cơ đe doạ từ môi trường môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp tiến hành phân tích ma trận SWOT để kết hợp các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp và đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Hình 1.6: Ma trận SWOT STRENGTHS (Điểm mạnh) WERKNESSES (Điểm yếu) OPORTUNITIES (Cơ hội) S/O W/O THREATS (Nguy cơ) S/T W/T
S/O: Theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của doanh nghiệp.
S/T: Xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để vượt qua những thách thức của thị trường.
W/O: Vượt qua những điểm yếu để theo đuổi cơ hội.
W/T: Thiết kế một kế hoạch phòng thủ để ngăn chặn những điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng bất lợi của môi trường.
Từ những phân trên doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình và triển khai thành các kế hoạch và chương trình hoạt đọng cụ thể để tổ chức thực hiện chiến lược.
Tổ chức thực hiện chiến lược là một giai đoạn quan trọng trong quá trình quản trị theo chiến lược, nó biến ý tưởng chiến lược thành hoạt động cụ thể cho các bộ phận trong tổ chức. Trong tổ chức thực hiện chiến lược cần có sự phối hợp từ các cấp lãnh đạo cho đến các cán bộ nhân viên trong Công ty. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp Viễn thông di động được thực hiện thông qua các hoạt động sau:
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh cụ thể như kế hoạch về loại hình dịch vụ sẽ triển khai mới, những dịch vụ nào cần nâng cao chất lượng, các kế hoạch về Marketing cho các dịch vụ cần triển khai.
- Đề ra các chính sách phát triển dịch vụ giá trị gia tăng hợp lý với chính sách phát triển chung của cả Công ty và giai đoạn kinh doanh mà Công ty đang trải qua. Xem xét mức độ ưu tiên của các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ được triển khai.
- Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu tổ chức thực hiện tại theo các mục tiêu chiến lược; xác định nhiệm vụ của từng bộ phận và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận.
- Phân phối các nguồn lực một cách hợp lý.
- Làm thích nghi các quá trình tác nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin, phát huy nề nếp văn hoá hỗ trợ cho chiến lược, quản trị sự thay đổi, thích nghi giữa sản xuất và điều hành.