II Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Intecom.
1. 2 Sản phẩm dịch vụ.
Do đặc thu kinh doanh của Công ty nên sản phẩm được nhắc đến ở đây là sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng. Công ty cần đầu tư các công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và kích cầu khách hàng sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động. Bởi khi đưa các công nghệ mới như GPRS hay EDGE có tốc độ đường truyền dẫn cao sẽ có thể cung cấp nhiều dịch vụ cần băng thông rộng như xem phim, tải dữ liệu,…theo yêu cầu. Trong giai
đoạn hiện nay, Công ty cần có chiến lược nhằm phát triển dịch vụ giá trị gia tăng với công nghệ 3G với ưu thế tốc độ băng thông rộng, mở rộng thị phần. Từng bước đa dạng hoá và triển khai những dịch vụ mang tính đột phá cũng như tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh như các dịch vụ Mobile Video Conference, Videophone, các ứng dụng game tương tác..Và trong năm 2009, Công ty Intecom sẽ triển khai dịch vụ Chat Yahoo qua mạng di động.
Trong phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cần chú trọng đến nghiên cứu thị trường để nắm bắt những nhu cầu thực sự của khách hàng nhằm đầu tư có hiệu quả tránh triển khai những dịch vụ trùng lặp với đối thủ cạnh tranh đưa lại hiệu quả doanh thu không cao.
Mỗi khách hàng khi sử dụng dịch vụ luôn có nhu cầu thể hiện và khẳng định cá tính của mình. Thông qua loại hình dịch vụ mà khách hàng sử dụng sẽ nói lên tích cách, quan điểm, thái độ của họ. Để làm được điều này, Công ty cần thiết kế các loại hinh dịch vụ theo xu hướng các nhân hoá, phân đoạn thị trường khách hàng tức là hoạt động nghiên cứu thị trường cần được tiến hành rộng rãi và bài bản.
Công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: chất lượng dịch vụ mà khách hàng đánh giá bao gồm cả chất lượng tiếp xúc với nhân viên của Công ty. Để có chất lượng phục vụ tốt, chuyên nghiệp Công ty cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và cách nắm bắt tâm lý khách hàng.
1.3 - Thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến.
Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của các dịch vụ mà Công ty cung cấp trên thị trường. Hoạt động xúc tiến sẽ giúp Công ty có cơ hội phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh cả trong và ngoài nước. Các hoạt động xúc tiến bao gồm: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tuyến, PR, hội chợ, triển lãm…Trong
đó các hoạt động được Công ty áp dụng chủ yếu là quảng cáo và khuyến mại. Trong thời gian tới Công ty cần:
- Công ty cần có một chiến lược xúc tiến bài bản, xây dựng chương trình quảng cáo, PR…thống nhất trên phạm vi toàn quốc để tránh chồng chéo giữa các chương trình và nâng cao tính cạnh tranh của các chương trình. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển thương hiệu một cách đồng bộ, nhất quán với mục tiêu phát triển của Công ty trên tất cả các kênh truyền thông.
- Tăng cường các biện pháp quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo, tạp chí, tờ rơi, áp phích…và quảng cáo trực tiếp tại các đại lý, cửa hàng của Công ty nhằm khuyếch trương các dịch vụ gia tăng, khách hàng thấy được sự tiện ích của các dịch vụ gia tăng mang lại cho họ.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút nhiều khách hàng. Các hoạt động khuyến mại cũng nên phân theo thị trường khách hàng cụ thể và gói cước mà Công ty đưa ra nhằm tạo ra hiệu ứng tích cực. Công ty tránh việc khuyến mại ồ ạt và cần kết hợp các chương trình khuyến mại vớic các hãng cung cấp thiết bị di động và các đơn vị khác nhằm tạo ra hiệu quả trong kinh doanh.
- Thiết lập phòng, ban chuyên làm về các hoạt động xúc tiến với các nhân viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
- Công ty cần tăng cường xây dựng hình ảnh của Công ty thông qua các hoạt động tài trợ, tham gia các hội chợ, triển lãm, thông qua tổ chức các hoạt động sự kiện nhằm giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp với công chúng.
- Xây dựng mối quan hệ tích cực với các cấp lãnh đạo, các cơ quan báo chí truyền thông và các mối quan hệ đối tác và nội bộ trong tổ chức.
1.4 - Đẩy mạnh việc phát triển hệ thống kênh phân phối.
kênh phân phối theo cả hai hình thức kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Khi Công ty chú trọng đến bán hàng trực tiếp, kênh bán hàng chính của Công ty cần có các chính sách tập trung vào đối tượng khách hàng, phải nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của họ để tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng khi họ mua hàng.
Công ty cần mở rộng hình thức bán hàng trực tiếp đến tận nhà, tận tay khách hàng thông qua việc phát triển đội bán hàng trực tiếp. Đây chính là đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng và có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty cần phát triển hơn nữa kênh phân phối điện tử để khẳng định là nhà cung cấp đầu tiên và tiên phong trong việc ứng dụng thương mại điện tử vào bán hàng.
Xây dựng diễn đàn cho các giao dịch viên để nắm bắt thông tin và tăng cường công tác giám sát, quản lý sát thực tế hơn. Xây dựng chương trình đào tạo khung cho các giao dịch viên mới tuyển dụng và ban hành các Trung tâm áp dụng thống nhất.