Trách nhiệm pháp lý QT chủ quan

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 179 - 182)

Là trách nhiệm phải bồi thường do hành vi vi phạm pháp luật QT của mình gây ra

1. Căn cứ để xác định

• Có hành vi trái pháp luật QT, gồm 4 dấu hiệu

Hành vi vi phạm thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động

Diễn ra do các cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước, công dân quốc gia thực hiện như xâm lược, tấn công biên giới, chỉ đạo xâm nhập tòa đại sứ …

Không ngăn cản các hành vi vi phạm pháp luật QT mà công dân đang thực hiện, không trừng trị các công dân gây hại công dân nước khác, không ra văn bản thực hiện các cam kết QT

Hành vi trái pháp luật QT phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ QT, không phù hợp với các nghĩa vụ ghi nhận trong các điều ước QT và tập quán QT mà quốc gia đã ký kết, không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật QT

Các nghĩa vụ này đang có hiệu lực đối với quốc gia vào thời điểm hành vi vi phạm được thực hiện

Ví dụ Cơ quan hành pháp vi phạm nghĩa vụ qui định trong WTO nhưng văn bản này chưa phát sinh hiệu lực thì không có trách nhiệm ràng buộc

Hành vi được xem xét trên cơ sở luật QT  cho dù phù hợp với luật quốc gia nhưng lại không phù hợp với luật QT thì vẫn là hành vi vi phạm

• Có thiệt hại xảy ra, là cơ sở để giải quyết vấn đề bồi thương : sự xâm hại đến các lợi ích luật QT bảo vệ  có thể là

Thiệt hại về vật chất hay phi vật chất, hay vừa là vật chất vừa là phi vật chất

Ví dụ: Thiệt hại tính mạng công dân, tài sản vs. uy tín, danh dự Hành vi xâm lược của Mỹ với VN

Thiệt hại có thể là thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp, gây ra với 1 quốc gia hay nhiều quốc gia

Ví dụ: Tấn công đánh đập, chiếm dụng trái phép tài sản của người nước ngòai

 gây thiệt hại gián tiếp cho quốc gia của người nước ngòai

Thiệt hại có thể gây ra cho 1 chủ thể nhất định hay có thể nhiều chủ thể hay công đồng

Ví dụ: Xâm lược, xâm phạm lợi ích QT bảo vệ : không thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ môi trường

• Có mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật QT và thiệt hại

Hành vi trái pháp luật QT phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả xảy ra thiệt hại về vật chất và tinh thần

Ghi chú: Lỗi không được xem là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý QT chủ quan ( lẫn khách quan ) do cho rằng việc xác định lỗi là việc rất khó khăn và không cần thiết

Ví dụ: Quan chức VN cố tình vượt quá thẩm quyền ra quyết định xử lý viên chức ngọai giao thì Nhà nước VN dù không có lỗi vẫn phải bồi thường

2. Các thể lọai vi phạm pháp luật QT

Căn cứ vào mức độ thiệt hại do các hành vi viphạm pháp luật QT, chia ra

• Tội ác QT: hành vi vi phạm pháp luật QT cực kỳ nguy hiểm của 1 chủ thể luật QT, làm tổn hại hòa bình an ninh QT, làm tổn hại quyền lợi quan trọng và sự sống còn của 1 dân tộc, 1 quốc gia hay 1 tổ chức QT. Bao gồm:

- Tội ác chống hòa bình. Ví dụ: Lập kế họach, tiến hành chiến tranh xâm lược

- Tội ác chống lại quyền dân tộc tự quyết. Ví dụ: Hành vi dùng vũ lực duy trì quyền đô hộ của các đế quốc trước đây

- Tội ác chống nhân loại. Ví dụ: Bảo vệ nhân phẩm con người  ngược đãi tù nhân, tội ác diệt chủng

- Tội ác hủy họai mội trường môi sinh: vi phạm các điều ứơc QT về bảo vệ môi trường. Ví du: tàng trữ sử dụng vũ khí hạt nhân, vi trùng, hóa học, gây ô nhiễm nghtrọng nguồn nước, biển cả

 ngòai quốc gia thì các cá nhân cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự các về hành vi của mình

Ví dụ: tòa án QT Nuremberg và Tokyo xét xử tội phạm chiến tranh thế giới lần thứ 2

• Còn lại là những vi phạm pháp luật QT thông thường

Ví dụ: Vi phạm về thực hiện nghĩa vụ, về giải thích điều khỏan điều ước QT

Ghi chú:

Hành vi vi phạm pháp luật QT khác với tội phạm QT,

Tội phạm QT: hành vi của cá nhân  Cá nhân trước vành móng ngựa không phải là chủ thể luật QT mà chỉ là những yếu tố cấu thành nên hành vi vi phạm pháp luật QT của quốc gia

Chủ thể luật QT là quốc gia không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm về vật chất, tinh thần. Các cá nhân khi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về hình sự

3. Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý QT

• Làm thỏa mãn yêu cầu của bên bị hại : là 1 hình thức thực hiện trách nhiệm phi vật chất như xin chia buồn, thông cảm chính thức hay xin lỗi, cam kết không tái phạm, long trọng tuyên bố chính thức thừa nhận việc vi phạm, ban hành văn bản pháp luật ngăn ngừa vi phạm và xét xử nghiêm minh các cá nhân vi phạm hay có thể bồi thường chút đỉnh thiềt hại về danh nghĩa

• Khôi phục nguyên trạng : khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm; trả lại toàn bộ tài sản, ra lệnh chấm dứt hành vi vi phạm, hòan trả những đồ vật đã mất đi

Ví dụ:Khi giải quyết tranh chấp năm 1962 về ngôi đền giữa Thái lan và Campuchia, tòa QT đã yêu cầu Thái lan phải trả lại đồ vật trong đền

• Bồi thường vật chất : tiền hàng hóa, tái dựng lại những công trình

Ví dụ: Israel phải xây dựng lại những công trình bị phá hủy, bồi thường bằng tiền các thiệt hại

• Trã đủa : là hình thức trách nhiệm vật chất có thể thực hiện thông qua hành vi đáp trả 1 cách tương xứng đối với các hành vi vi phạm trên cơ sở luật QT

Ví dụ: Nâng thuế suất nhập khẩu ximăng Thái lan từ 3 lên 10%

Ghi chú: Phân biệt hvi vi phạm PL QT với hành vi thiếu thân thiện  Hành vi thiếu thân thiện ko vi phạm pháp luật QT nhưng lại có thể vi pham những qui định về đạo đức, nghi thức, lễ tân QT

Ví dụ : Phân biệt đối xử đối với nguyên thủ VN và thực hiện nghi thức ngọai giao đón tiếp nguyên thủ không trang trọng như khi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia khác luật QT chỉ qui định chung là phải áp dụng nghi thức trọng thể nhất của mỗi quốc gia nhưng không qui định các chi tiết cụ thể như duyệt đội danh dự, kéo quốc kỳ, cử quốc ca)  VN có thể trả đũa bằng cách áp dụng nghi thức ngọai giao đón tiếp nguyên thủ không trang trọng tương tự khi nguyên thủ quốc gia của nước đó ghé thăm VN

• Trừng phạt QT (chế tài QT) được thực hiện qua 2 hình thức Trừng phạt cá thể: do 1 quốc gia thực hiện với 1 quốc gia vi phạm

Ví du: Cắt đứt quan hệ, trục xuất đại sứ, đóng cửa lãnh sự, cắt đứt quan hệ kinh tế, văn hóa

Trừng phạt tập thể: do nhiều quốc gia thực hiện trên cơ sở pháp luật QT (hiến chương LHQ)

Ví dụ: Điều 39 -41 ở chương 7 về các biện pháp trừng phạt tập thể của LHQ

Trừng phạt phi vũ trang: như cắt đứt 1 phần hay tòan bộ quan hệ kinh tế, cắt đứt giao thông liên lạc hay cắt đứt quan hệ ngọai giao

Trừng phạt vũ trang: thực hiện các cuộc hành quân cụ thể

Hạn chế chủ quyền: tiến hành chiếm đóng 1 phần lãnh thổ, hạn chế quyền

Ví dụ: Sau thế chiến thứ 2, phe Đồng minh đã phân chia lãnh thổ Đức. không cho Đức Ý Nhật thành lập lực lượng vũ trang đưa quân ra nứơc ngòai

4. Các trừơng hợp miễn trách nhiệm pháp lý QT (chủ quan)

• Tự vệ hợp pháp

• Đối phó hành vi vi phạm

• Do sự đồng ý của quốc gia bị hại • Bất khả kháng

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 179 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w