Đáy biển (vùng di sản chung của loài người)

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 138 - 150)

II. Các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng

1.7.Đáy biển (vùng di sản chung của loài người)

Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người (Điều 136 Công ước). Vùng nằm ngoài rìa lục địa của quốc gia ven biển.

Chế độ pháp lý của vùng: vì là di sản chung của loài người nên Vùng không thuộc sự chiếm hữu của bất kỳ quốc gia nào; tất cả các quốc gia được phép sử dụng Vùng vì mục đích hoà bình; tất cả các quốc gia được quyền sử dụng, quản lý, khai thác một cách công

bằng trên vùng. Quản lý vùng có cơ quan quyền lực đáy đại dương có trụ sở tại jamaica, tổ chức điều hành của cơ quan gồm Hội nghị các nước thành viên và Hội đồng gồm 36 thành viên, trong đó 18 thành viên được phân bổ theo tiêu chuẩn địa lý (như hội đồng bảo an) và 18 thành viên được phân chia gồm 4 nước xuất khẩu nhiều

nhất về quặng được khai thác; 4 nước sản xuất nhiều nhất; 4 nước nhập khẩu nhiều nhất; 6 nước còn lại đại diện cho các quyền lợi khác (Điều 161 Công ước).

CHƯƠNG IX

LUẬT NGOẠI GIAO LÃNH SỰ

I Khái niệm, các nguyên tắc và nguồn của luật ngọai giao và lãnh sự 1 Khái niệm

a. Ngoại giao

Ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngòai và việc giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế : là quan hệ giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể luật quốc tế,. Về ngôn ngữ, từ ngoại giao bắt nguồn từ chữ Latinh Diploma : chứng nhận cho những người đại diện thay mặt cho quốc gia đi ngoại giao

Quan hệ ngoại giao đã xuất hiện từ rất lâu, cùng lúc với sự hình thành của các nhà nước cổ đại, hình thành quan hệ giữa các quốc gia cổ đại. Luật ngoại giao xuất hiện cùng với sự hình thành của quan hệ ngoại giao, là 1 trong những ngành luật cổ điển nhất của luật quốc tế

Ví dụ việc hình thành quyền ưu đãi miễn trừ cho các nhà ngoại giao, lãnh sự khởi phát từ các tập quán quốc tế xa xưa

Ngọai giao là những họat động thực hiện thông qua các cơ quan, viên chức có chức năng đối ngọai hay các cá nhân có thẩm quyền nhằm thành lập các quan hệ có tính chất bình thường, xác lập các chính sách đối ngọai của quốc gia, bảo vệ các quyền lợi của quốc gia

b. Lãnh sự

Tuy có quan hệ mật thiết, cũng có tính nghi thức như các quan hệ ngọai giao, quan hệ lãnh sự lại có tính chất hạn chế và ở mức độ thấp hơn quan hệ ngọai giao, giới hạn trong lĩnh vực họat động cụ thể, trong những khu vực nhất định của nước sở tại

Luật ngọai giao và lãnh sự là ngành luật độc lập của luật quốc tế, bao gồm tất các quy tắc quy phạm điều chỉnh quan hệ ngọai giao giữa các quốc gia và giữa các chủ thể của luật quốc tế

Tổ chức họat động của hệ thống cơ quan quan hệ đối ngọai của nhà nước và các thành viên của chúng

Hệ thống quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao và lãnh sự 2 Các nguyên tắc của luật ngọai giao và lãnh sự

Là những tư tưởng có tính chất định huớng chỉ đạo, bao gồm các nguyên tắc chính sau a. Bình đẳng không phân biệt đối xử, đây là nguyên tắc đặc trưng của luật ngọai giao và lãnh sự : quan hệ ngoại giao và lãnh sự phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện của các quốc gia, không được phân biệt đối xử ( diện tích, dân số,

kinh tế ) và nó được cụ thể hóa trong nghi thức lễ tân ( ví dụ việc xếp chỗ ngồi, nghi thức đón tiếp)

b. Tôn trọng quyền ưu đãi miễn trừ ngọai giao  nhằm đạt mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chức năng đại diện cho quốc gia trong các quan hệ quốc tế của nhân viên ngọai giao  nghĩa vụ của quốc gia sở tại

c. Không được lạm dụng quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao  nghĩa vụ cho các đối tượng được thụ hưởng quyền (cơ quan ngọai giao, lãnh sự, nhân viên ngọai giao thậm chí người thân trong gia đình của họ )  do quyền này là dành cho quốc gia chứ không phải cá nhân

d. Tôn trọng pháp luật tập quán của nứơc sở tại  phải phù hợp với pháp luật của quốc gia cử đại diện, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của quốc gia sở tại : điều kiện để duy trì và phát triển quan hệ giữa các quốc gia  cần có sự am hiểu nhất định về tập quán, phong tục

e. Thỏa thuận  đặc trưng của luật quốc tế : luật ngọai giao và lãnh sự cũng phại dựa trên nguyên tắc này  cụ thể hóa qua nhiều họat động như việc thiết lập quan hệ giữa các quốc gia, việc xác định số lượng biên chế của cơ quan đại diện ngọai giao, việc bổ nhiệm người đứng đầu của cơ quan đại diện quốc gia này tại quốc gia sở tại ( cần có sự đồng ý của quốc gia sở tại ), thỏa thuận về cơ quan lãnh sự ( khu vực họat động, trụ sở chính … )

f. Có đi có lại  có tính chất tập quán, mang tính truyền thống trong quan hệ quốc tế : quốc gia này sẽ áp dụng chế độ pháp lý, hành xử tương ứng với chế độ pháp lý, hành xử mà quốc gia sở tại áp dụng với quốc gia này  Tính tích cực : các quốc gia sẽ thỏa thuận việc áp dụng chế độ pháp lý thuận lợi hơn các chế độ pháp lý đã có . Tính tiêu cực : là sự đáp trả, trả đũa trong quan hệ quốc tế ( ví dụ tuyên bố bất tín nhiệm, triệu hồi đại sứ về nước, cắt đứt quan hệ ngọai giao )  bình đẳng về chủ quyền và quyền, nghĩa vụ

3 Nguồn của luật ngọai giao và lãnh sự

• Tập quán quốc tế  là lọai nguồn xa xưa, cổ điển nhất của luật quốc tế, bất thành văn ( ví dụ có đi có lại ) sau này được pháp điển hóa ( ví dụ quyền bất khả xâm phạm  công ước Viên 1961 về quan hệ ngọai giao, công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự )

• Điều ứơc quốc tế 

Công ước Viên 1961 về quan hệ ngọai giao hiệu lực từ 1964, có trên 150 nứơc thành viên. Việt nam gia nhập ngày 31/5/1980, đã bảo lưu khỏan 2 điều 37, 48, 50 ( nhân viên hành chính kỹ thuật trong cơ quan ngọai giao cũng được hưởng quyền miễn trừ ngọai giao  do là gánh nặng về kinh tế, bảo đảm an ninh vào thời điểm đó ) Nhưng Việt nam đã rút bảo lưu khỏan 2 điều 37 ngày 7/9/1993 do đất nước đã có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của điều khỏan này. ( Điều 48, 50 qui định 4 lọai đối tượng

được tham gia công ước : không đồng ý việc hạn chế chủ thể tham gia mang tính phân biệt đối xử )

Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự. Việt nam gia nhập ngày 12/8/1992, vẫn bảo lưu khỏan 1 điều 48 nhằm hạn chế quyền thông tin liên lạc của viên chức lãnh sự danh dự ( công dân có uy tín của nước sở tại ( : không có thẩm quyền trao đổi )

Các điều ước quốc tế song phuơng  hiệp ước quốc tế về việc thuê đất ( Ví dụ hiệp định thuê đất giữa UN và Mỹ ) hiệp định lãnh sự ( Việt nam có khỏan 20 )qui định các bên thành lập cơ quan lãnh sự, khu vực họat động, nơi đặt trụ sở, phạm vi quyền miễn trừ … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Pháp luật quốc gia  điều chỉnh các vấn đề như thẩm quyền, tổchức, họat động của các cơ quan, cụ thể hóa các qui định của hiệp ước quốc tế đã ký kết ( Ví dụ pháp lệnh về hàm cấp ngọai giao 1995, luật hải quan 2001 …)

II Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngọai của quốc gia 1 Khái niệm

Do nhà nước lập ra để làm chức năng đại diện thay mặt cho quốc gia trong quan hệ chính thức với các quốc gia khác hay các chủ thể khác của luật quốc tế. Phụ thuộc vào hiện trạng cụ thể, vào cấu trúc chính thể, tổ chức quyền lực của mỗi nhà nước

2 Tổ chức hệ thống cơ quan quan hệ đối ngọai Căn cứ vào phạm vi họat động, người ta phân ra

a. Cơ quan quan hệ đối ngọai trong nước

Cơ quan quan hệ đối ngọai có thẩm quyền chung  khi thực hiện chức năng đại diện thì đại diện cho 1 chính phủ, 1 quốc gia, bao gồm

 Nguyên thủ quốc gia : phụ thuộc vào cấu trúc chính thể của mỗi quốc gia ( chính thể cộng hòa là tổng thống )  đại diện cho quốc gia trong quan hệ với 1 quốc gia khác, thực hiện những chức năng quan trọng, hưởng những quyền miễn trừ rộng lớn  Quốc hội : xuất phát từ vị trí pháp lý, là cơ quan lập pháp, cơ quan quyền lực nhà nước  quyết định chính sách đối ngọai cơ bản của nhà nước ( quyền phê chuẩn, tham gia, bãi bỏ các điều ước quốc tế, giám sát việc thực thi các chính sách, đường lối này )

 Chính phủ : cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước Việt nam, có thẩm quyền đặc biệt, đại diện cho chính thể ( phê duyệt các điều ước quốc tế, phê chuẩn ký kết các điều ước quốc tế nhân danh chính phủ, tiếp đón các phái đòan ngọai giao các nước  Bộ ngọai giao : là cơ quan quản lý chuyên ngành các họat động đối ngọai của quốc gia, các thông điệp của bộ ngọai giao thường là tiếng nói của quốc gia, thể hiện quan điểm chính thức của 1 quốc gia

Thủ tướng chính phủ, bộ trưởng bộ ngọai giao là đại diện đương nhiên của quốc gia trong quan hệ với các quốc gia khác, không phải xuất trình giấy chứng nhận tư cách ngọai giao

Bộ và cơ quan ngang bộ, các ủy ban nhà nước chuyên môn ( ủy ban UNESCO, ASEAN ) có phạm vi họat động hẹp hơn trong lĩnh vực đối ngọai, có thẩm quyền họat động phù hợp với chức năng cụ thể , chủ yếu được thực hiện thông qua các điều ước quốc tế

b. Cơ quan quan hệ đối ngọai ở nước ngoài

Có tính chất thường trực  có trụ sở cố định trên lãnh thổ của quốc gia sở tại, họat động các cán bộ nhân viên làm việc theo chế độ nhiệm kỳ ( công việc cụ thể trong 1 khỏang thời gian nhất định ), bao gồm cơ quan đại diện ngọai giao, cơ quan lãnh sự, phái đòan thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế phi chính phủ

Có tính chất lâm thời  không họat động thuờng xuyên, không có trụ sở cố định, được thành lập theo từng công vụ nhất định, khi công việc kết thúc thì cơ quan cũng chấm dứt tồn tại, có thành phần không xác định được chọn lọc phù hợp với từng cấp độ ngọai giao cụ thể. Ví dụ phái đòan đi thăm nước ngòai, phái đòan đại biểu tham dự hội nghị quốc tế

III Cơ quan đại diện ngọai giao 1 Khái niệm

Cơ quan đại diện ngọai giao có trụ sở ở nước ngòai, do nhà nước lập ra, thực hiện các quan hệ ngọai giao với quốc gia sở tại và các chủ thể khác của luật quốc tế

Khi quan hệ giữa các quốc gia ngày càng phát triển, diễn ra trên nhiều lĩnh vực thì việc cử đại diện đi đi về về không còn phù hợp nữa

2 Phân lọai

Theo điều 14 công ứơc Viên 1961, các lọai cơ quan đại diện bao gồm

• Đại sứ quán : Người đại diện cao nhất là Đại sứ đặc mệnh tòan quyền  đại diện ở mức đầy đủ nhất, cao nhất

• Công sứ quán : Người đại diện cao nhất là Công sứ đặc mệnh tòan quyền  đại diện ở mức thấp hơn

• Đại biện quán : Người đại diện cao nhất là Đại biện  đại diện ở mức thấp nhất

Thông thường, các quốc gia thiết lập đại sứ quán đầu tiên  tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

Chú ý Không phải bất kỳ lúc nào các bên thiết lập được quan hệ với nhau thì đều thiết lập được cơ quan đại diện ngọai giao : việc thiết lập được quan hệ chỉ là tiền đề. Việc thiết lập được cơ quan đại diện ngọai giao còn có liên quan đến vấn đề tài chính, nhân sự để duy trì họat động của các cơ quan này  Việc kiêm nhiệm ngọai giao nhằm tiết kiệm ( Việt nam có quan hệ với 170 nước nhưng chỉ có 61 cơ quan đại diện ngọai giao ở nước ngòai )

3 Chức năng của cơ quan đại diện ngọai giao Điều 3 công ước Viên qui định 6 chức năng

• Đại diện cho quốc gia

• Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của quốc gia

• Đàm phán với chính phủ quốc gia sở tại ( Điều 22

• Thúc đẩy các quan hệ về mọi mặt giữa quốc gia sở tại và quốc gia cử đại diện • Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế chính trị của quốc gia sở tại ( phải tiến hành bằng những phương tiện hợp pháp  khác với gián điệp )

• Lãnh sự  khỏan 2 điều 3 công ước : chức năng có tính chất hành chính, tư pháp quốc tế ( cấp visa, công chứng, chứng thực hộ tịch, kết hôn, con nuôi … )  bị bao trùm bởi chức năng ngọai giao : thường thiết lập phòng lãnh sự trực thuộc cơ quan ngọai giao

4 Cơ cấu tổ chức thành viên của cơ quan đại diện ngọai giao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xác định số tổng biên chế của cơ quan đại diện ngọai giao dựa trên thỏa thuận, dựa trên nhu cầu hợp lý và bình thuờng của quốc gia cử đại diện, phù hợp với hòan cảnh của quốc gia sở tại  do quốc gia sở tại có nghĩa vụ phải đảm bảo quyền ưu đãi miễn trừ ngọai giao, an ninh cho những nhân viên ngọai giao

Thành viên bao gồm

• Viên chức ngọai giao  có hàm hay chức vụ ngọai giao ( tham tán, khâm sứ, tùy viên … có thân phận ngọai giao, thực hiện chức năng đại diện cho quốc gia )  phạm vi hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngọai giao cao nhất

• Nhân viên hành chính  thực hiện chức năng hành chính, kỹ thuật ( thư ký, kế tóan … )

• Nhân viên phục vụ ( bảo vệ, lái xe, lao công … )  phạm vi hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngọai giao thấp nhất

 nhằm áp dụng chế độ pháp lý ( phạm vi quyền ưu đãi, miễn trừ ngọai giao ) phù hợp với từng đối tượng

Viên chức ngọai giao : về nguyên tắc phải là công dân của nước cử đại diện

Chú ý Công dân nuớc sở tại hay nước thứ 3 có thể được bổ nhiệm làm viên chức ngọai giao nhưng cần phải có của quốc gia sở tại. Nhưng không cần sự đồng ý này nếu là nhân viên hành chính hay phục vụ

Tư cách thành viên : bất kỳ lúc nào, bất kỳ thành viên nào của cơ quan đại diện ngọai giao cũng có thể bị quốc gia sở tại tuyên bố bất tín nhiệm  khi không hòan thành tốt chức năng, can thiệp vào nội bộ công việc quốc gia sở tại, có hành vi ảnh huởng không tốt đến quan hệ ngọai giao giữa 2 nước  chấm dứt tư các thành viên cũng như quyền hưởng ưu đãi, miễn trừ ngọai giao: quốc gia sở tại không phải giải thích lý do tại sao lại tuyên bố

5 Cấp hàm và chức vụ ngọai giao

Là cấp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngọai giao, thể hiện tính chất, mức độ quan hệ ngọai giao giữa 2 bên như thế nào; công ước Viên 1961 chia ra 3 cấp

Cấp đại sứ  đại diện ở mức đầy đủ nhất, cao nhất, tòan diện nhất Cấp công sứ  đại diện ở mức hạn chế hơn

Cấp đại biện  đại diện ở mức thấp nhất

Do luật quốc tế điều chỉnh và các bên thỏa thuận ấn định

Việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngọai giao cấp đại sứ ( đại sứ đặc mệnh tòan quyền) phải do nguyên thủ quốc gia của quốc gia cử đại diện quyết định, trong khi việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện ngọai giao cấp đại biện chỉ cần do bộ trưởng bộ ngọai giao của quốc gia cử đại diện quyết định

Chú ý Đại biện lâm thời không là 1 cấp ngọai giao  chỉ là 1 chức danh cho 1 người

đứng ra đại diện tạm thời trong 1 khỏang thời gian nhất định cho người đứng đầu 1 cơ quan ngọai giao nào đó : được hưởng đầy đủ quyền hưởng ưu đãi và miễn trừ ngọai giao như người đứng đầu chính thức

Hàm ngọai giao

là chức danh mà nhà nước phong cho công chức của ngành ngọai giao công tác đối ngọai ở trong và ngòai nước  chủ thể được sắc phong hàm ngọai giao chỉ có thể là công chức của ngành ngọai giao

Sự khác biệt giữa hàm ngọai giao và cấp ngọai giao

Cấp ngọai giao do luật quốc tế điều chỉnh và do 2 quốc gia hữu quan thỏa thuận

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 138 - 150)