0
Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Trình tự giải quyết tranh chấp QT

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LUẬT QUỐC TẾ (Trang 167 -170 )

Nộp đơn kiện:

Do có 3 lọai đơn kiện

• Chấp nhận thỏa thuận thỉnh cầu

Các bên cùng ngồi lại cùng viết chung 1 đơn, đại diện của các bên cùng ký vào yêu cầu tòa giải quyết, nêu rõ các bên tranh chấp, cử đại sứ đặc mệnh tòan quyền gởi chính thức cho thư ký tòa tại LaHay hay gởi bằng con đường ngọai giao

Do không có bên nguyên bên bị  việc lưu hồ sơ thể hiện vị trí ngang bằng của các bên trong tranh chấp: VN/ Trung quốc

• Chấp nhận điều ước Do có bên nguyên bên bị

Ví dụ VN kiện Trung quốc về công ước  lưu hồ sơ : VN k. Trung quốc

• Chấp nhận trước

Cử đại sứ đặc mệnh tòan quyền nộp trực tiếp hay bằng con đường ngọai giao gởi cho chánh thư ký tòa, thời hạn tính từ ngày nhận được đơn kiện

Bên bị phải nêu rõ những yêu cầu của mình do tòa chỉ giải quyết những yêu cầu được nêu ra trong đơn

Thủ tục bổ trợ:

Không phải là thủ tục bắt buộc của qui trình xét xử, thường xảy ra đối với các tranh chấp ở lọai đơn 2 và 3 do không có việc lọai bỏ thẩm quyền xét xử của tòa ở phương thức đơn 1

Thủ tục bổ trợ 1  xem xét lý lẽ bác bỏ thẩm quyền xét xử của tòa

Ví dụ: Các cơ sở phổ biến để bác bỏ thẩm quyền xét xử của tòa Việc hết hiệu lực của điều ước QT

Tranh chấp xảy ra trước ngày có hiệu lực của điều ước QT,

Điều ước QT vô hiệu tuyệt đối do vi phạm 1 trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật QT (Ví dụ hợp tác sản xuất vũ khí hạt nhân là vi phạm nguyên tắc không sử dụng vũ lực)

Việc quốc gia bảo lưu các điều khỏan lọai trừ thẩm quyền xét xử của tòa trong các điều ước QT (Ví dụ khỏan 1 điều 19 công ước về nhân quyền) Đơn kiện không hợp lệ (không có tên bị dơn, không có chữ ký của nguyên đơn, nguyên đơn không là 1 quốc gia …)

Tòa phải tiến hành xem xét: qui trình thủ tục xem xét cũng tương tự như 1 phiên tòa để quyết định việc tòa có thẩm quyền xét xử hay không

Thủ tục bổ trợ 2  hợp nhất các vụ kiện

Nếu 1 quốc gia độc lập A kiện quốc gia C về 1 vấn đề tương tự như vấn đề mà 1 quốc gia độc lập B khác cũng kiện quốc gia C thì tòa có thể quyết định hợp nhất 2 vụ kiện này lại để tiết kiệm chi phí và thời gian

Khi quốc gia thứ 3 thấy việc xét xử của tòa có thể ảnh hưởng đến quyền lợi lợi ích hợp pháp của họ thì có quyền yêu cầu tham dự  Thư ký tòa có nhiệm vụ thông báo cho tất cả các nứoc thành viên cũng như sẽ ra thông cáo báo chí cho các quốc gia không thành viên có thể biết về những tranh chấp chuẩn bị đưa ra xét xử

Thủ tục bổ trợ 4  Các biện pháp bảo đảm tạm thời

Khi 1 bên tranh chấp nhận thấy hành vi của bên kia có thê gây ra những bất lợi rất lớn mà ngay cả bản án của tòa khi được phán quyết có lợi cho mình cũng không thể khắc phục được hậu qủa thì có quyền yêu cầu tòa thực hiện những biện pháp bảo đảm tạm thời  tuy các bên có quyền yêu cầu nhưng tòa mới là người quyết định có cho áp dụng các biện pháp này hay không

Thủ tục bổ trợ 5  Xử vắng mặt

Nếu bên bị vắng mặt, không chịu cử đại diện thì tòa vẫn có thể xử vắng mặt

Ví dụ Khi Nicaragua kiện Mỹ ủng hộ lực lượng phản động Contra chống phá chính quyền, tòa đã xét xử vắng mặt Mỹ

Thủ tục chính xét xử nội dung:

Thủ tục viết:  các bên tranh chấp phải gởi đến tòa theo đúng qui định về thời gian các hồ sơ sau:

Bản bị vong lục

Trình bày chi tiết các sự kiện dẫn đến tranh chấp, những lý lẽ lập trường để bảo vệ lợi ích quyền lợi: đính kèm tòan bộ chứng cứ hồ sơ tài liệu nhằm bảo vệ lợi ích quyền lợi, tòan bộ hồ sơ được dịch ra tiếng Anh hay Pháp gởi cho thư ký tòa, thư ký tòa sẽ dịch ra tiếng thứ 2 rồi gời cho tòan bộ các thẩm phán

Bản phản bị vong lục (bản bị vong lục phúc đáp)

Nhằm phản bác bảo vệ lợi ích quyền lợi. Tòan bộ hồ sơ phải gởi cho tòa trước khi thủ tục viết kết thúc. Sau khi thủ tục viết kết thúc, các tài liệu chứng cứ bổ sung chỉ được sử dụng hợp pháp khi có sự cho phép đồng ý của phía bên tranh chấp kia. Trong trường hợp đặc biệt, nếu xét thấy việc bổ sung trễ hồ sơ là hòan tòan khách quan, thẩm phán tòa sẽ cân nhắc quyết định chấp nhận việc bổ sung ngay cả khi thủ tục viết đã chấm dứt.

Nếu hết thời hạn qui định cho thủ tục víêt mà các bên vẫn chưa nộp thì tòa vẫn sẽ chuyển sang thủ tục nói

Thủ tục nói: Tòa sẽ mở phiên tòa công khai (có tham khảo ý kiến của các bên tranh

chấp lẫn lịch làm việc của tòa để chọn thời điểm phù hợp) với sự có mặt của cả 2 bên tranh chấp. Nếu tranh chấp có đơn lọai 1 thì đơn chung sẽ ghi rõ bên nào có quyền trình bày trứơc. Nếu không chánh tòa sẽ quyết định.

Thành phần của phái đòan tham dự phiên tòa của các bên không bị hạn chế. Việc phát biểu trước tòa của người đại diện các bên tranh chấp phải bằng tiếng Anh hay Pháp.

Trong trường hợp đặc biệt thì có thể nói bằng tiếng mẹ đẻ nhưng phải viết phần trình bày và dịch sang tiếng Anh hay Pháp rồi gởi cho tòa trước. Các phát biểu sẽ được ghi chép lẫn ghi âm để thực hiện đối chiếu đảm bảo tính hợp lệ của biên bản phiên tòa Các bên có quyền đưa ra nhân chứng. Việc hỏi được tiến hành theo thứ tự sau : bên đưa ra nhân chứng hỏi lần đầu, sau đó bên tranh chấp kia hỏi, rồi bên đưa ra nhân chứng hỏi lần hai, cuối cùng các thẩm phán hỏi. Về nguyên tắc, tòa cũng có quyền đưa ra nhân chứng nhưng thực tế thì trường hợp này chưa xảy ra.

Sau khi đại diện các bên trình bày tóm tắt lại quan điểm của mình thì tòa sẽ chấm dứt thủ tục nói. Tòa có quyền yêu cầu các bên chỉ trình bày các vấn đề còn đang gây tranh cãi.

Qúa trình nghị án:

Qúa trình này sẽ kéo dài khỏang 6 – 8 tuần

Chánh án đề nghị các thẩm phán trình bày các lập luận của mình. Thẩm phán có ít tuổi hơn, ít thâm niên hơn sẽ trình bày trước (trong ad hoc thì thẩm phán này trình bày đầu tiên). Chánh án trình bày cuối cùng

Các thẩm phán bầu ra ủy ban viết án gồm có 3 người (2 người thuộc phe đa số có số phiếu cao nhất + chánh án giữ chức trưởng ban). Nếu chánh án thuộc phe thiểu số thì sẽ không được chọn và phó chánh án sẽ thay thế. Nếu cả chánh án và phó chánh án thuộc phe thiểu số thì sẽ chọn người thứ 3 thuộc phe đa số có số phiếu cao tiếp theo)

Thời gian viết án kéo dài khỏang 4-5 tháng Triệu tập họp dự thảo phán quyết lần thứ nhất

Chuẩn bị dự thảo lần thứ hai, sau khi đã tiếp thu ý kiến

Họp dự thảo phán quyết lần thứ hai  thường sửa chữa ngay trong phiên họp rồi tiến hành thủ tục thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số. Nếu số phiếu thuận bằng số phiếu chống thì bên nào có chánh án sẽ đạt

Tuyên án:

Chánh án sẽ quyết định ngày tuyên án  Bản án được tuyên tại cung điện Hòa bình ở Lahaye, bằng 2 ngôn ngữ Anh và Pháp với sự có mặt của các bên tranh chấp, thẩm phán tham gia bỏ phiếu,

Phán quyết sẽ có chữ ký của chánh tòa và thư ký, được lưu thành 3 bản: mỗi bên tranh chấp giữ 1 bản, tòa giữ 1 bản. Thư ký tòa sau đó sẽ gởi 1 bản sao đến cho Tổng thư ký LHQ  sau khi nhận sẽ trao cho thư ký copy và gởi đến các quốc gia thành viên để cùng được biết

Bản án của tòa có giá trị chung thẩm, không có kháng án kháng nghị

Thông thường bản án của tòa không có giá trị đối với bên thứ 3, trừ khi bên thứ 3 là bên can dự và có quyền lợi bị ảnh hưởng bởi phán quyết hay khi phán quyết giải thích các điều luật QT liên quan đến nhiều quốc gia.

Ví dụ: Việc tòa giải thích điều 19 khỏan 1 công ước quyền phụ nữ sẽ được các quốc gia khác sử dụng để giải thích điều khỏan này trong các tranh chấp QT khác

Phán quyết của tòa không được xem là nguồn của luật QT tuy nhiên nếu các phán quyết này được các bên tranh chấp rất hài lòng dư luận ca ngợi thì đôi khi có thể trở thành cơ sở tạo ra các nguồn luật chính của luật QT

Ví du: Do các bên tranh chấp rất hài lòng dư luận ca ngợi phán quyết giải quyết tranh chấp về thềm lục địa nên trong công ước về luật biển 1982 đã có điều khỏan qui định việc giải quyết dựa trên 3 nguyên tắc: điều kiện địa lý, lý lẽ công bằng, hòan cảnh lịch sử

Phán quyết của tòa không được xem là án lệ để làm cơ sở giải quyết cho các tranh chấp tương tự khác, chỉ có giá trị cho trường hợp đã xử cho các bên tranh chấp cụ thể  Do phán quyết của tòa không dựa trên sự thỏa thuận mà luật QT lại dựa trên nguyên tắc thỏa thuận

Ví du: Án lệ giữa VN và Trung quốc về Hòang sa sẽ không được áp dụng cho tranh chấp về đảo Purin giữa Nhật và Nga

Nếu có phát sinh nhu cầu giải thích nội dung phán quyết, chính tòa ( tòa án công lý LHQ ) sẽ có quyền giải thích bản án của mình trong quá trình thi hành bản án. Tòa chỉ có quyền sửa đổi bản án của tòa với điều kiện là có phát hiện ra tình tiết mới mà tình tiết này có thể làm thay đổi quan điểm nhận thức ban đầu của tòa. Tuy nhiên tình tiết mới này phải được chứng minh rằng được đưa ra không quá 6 tháng kể từ ngày phát hiện ra tình tiết mới và không quá 10 năm kể từ ngày tòa tuyên án công khai

Đây không phải là cấp xét xử thứ 2 do đây chỉ là việc xem lại bản án của tòa; không có cơ quan nào trên tòa thực hiện xét xử

Tòa có thể xem xét lại phán quyết của tòa trọng tài QT theo yêu cầu của các bên tranh chấp  nhưng đây cũng không phải là việc xét phúc thẩm

Ghi chú  So sánh 2 chức năng chính của tòa : gỉai quyết tranh chấp và

tư vấn

Đối tượng đứng ra tranh tụng, yêu cầu

Gía trị ràng buộc với các bên tranh chấp, bên Trình tự đưa ra phán quyết hay kết luận tư vấn

Tất cả các cơ quan chính của LHQ, ở các mức độ khác nhau đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QT

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LUẬT QUỐC TẾ (Trang 167 -170 )

×