Thủ tục giải quyết tranh chấp C1 Thủ tục tham vấn

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 173 - 178)

C1. Thủ tục tham vấn

Điều 2 nghị định thư qui định bất kỳ bất kỳ quốc gia ASEAN nào khi nhận thấy quyền lợi lợi ích của mình bị xâm phạm thì sẽ có quyền gởi đơn khiếu nại cho quốc gia vi phạm và quốc gia vi phạm phải có nghĩa vụ trả lời trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận yêu cầu. Trong vòng 30 ngày các quốc gia tranh chấp phải tiến hành tham vấn (i.e đàm phán trực tiếp)  đây là thủ tục bắt buộc nếu các quốc gia tranh chấp muốn đưa vụ tranh chấp đưa ra trứơc các quốc gia ASEAN khác

C2. Biện pháp dàn xếp hòa giải hay trung gian hòa giải

Điều 3 nghị định thư qui định các bên có thể thỏa thuận tìm kiếm biện pháp hòa giải, trung gian hòa giải vào bất kỳ thời điểm nào và cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào

Đây không phải là thủ tục bắt buộc của các bên tranh chấp nhưng nếu các bên đã áp dụng thì phải hòan tất thủ tục thì mới đựợc đưa tranh chấp ra trước hội đồng cấp cao ASEAN

C3. Gỉai quyết tranh chấp QT trước hội nghị các quan chức cấp cao về kinh tế ASEAN (Senior Economic Officer Meeting – SEOM)

Từ khi thành lập đến nay, ASEAN không hề có cơ quan chuyên trách giải quyết các tranh chấp QT  SEOM là cơ quan chính của ASEAN, là cơ quan không thừơng trực nhóm họp 3 tháng 1 lần, có nhiệm vụ tìm hiểu cặn kẽ họat động kinh tế, đưa ra các chính sách kinh tế cho ASEAN, trợ giúp cho AEM, điều hành các kỳ họp cho AEM. Thành phần SEOM là các thứ trưỡng kinh tế của ASEAN (tổng vụ trưởng kinh tế trở lên)

Tùy theo vụ việc cụ thể mà SEOM có những bước giải quyết khác nhau

• SEOM sẽ quyết định xử lý tranh chấp 1 cách trực tiếp mà không lập ra các cơ quan hỗ trợ  qui định tại khỏan 3 điều 4 nghị định thư

• Các trường hợp còn lại thì có 2 khả năng:

SEOM sẽ thành lập ban hội thẩm trong vòng 30 ngày kể từ ngày tranh chấp đựợc đệ trình

SEOM chuyển vụ việc cho ban chtrách phụ trách các qui tắc đặc biệt hay bổ sung

Ghi chú: Ban chuyên trách không được qui định trong nghị định thư mà do các điều ước QT chuyên ngành quyết định. Ví dụ ban chuyên trách việc thực hiện hiệp ước giảm thuế quan AFTA

Ban hội thẩm:

Là ban do SEOM thành lập lấy từ danh sách các hội thẩm viên, danh sách này giao cho ban thư ký lưu giữ, do từng quốc gia thành viên lựa chọn gởi vào (là các quan

chức, cán bộ trong và ngòai quốc doanh, có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt)

Ví du: VN cử 5 người : Bộ trưởng bộ tư pháp, trưởng ban

Thành phần ban hội thẩm là 3 thậm chí có thể là 5 người nếu được các bên tranh chấp đồng ý (không nên có công dân của các quốc gia tranh chấp)

Chức năng nhiệm vụ được qui định tại điều 5: đánh giá khách quan tranh chấp và • Xác minh sự kiện của vụ việc

• Khả năng áp dụng và tính phù hợp của hiệp định

• Thu thập các chứng cứ hỗ trợ cho SEOM đưa ra phán quyết • Tiến hành thẩm định và trình báo cáo cho SEOM

 Ban hội thẩm chỉ là cơ quan chuyên môn giúp việc cho SEOM mà thôi.

Họat động của ban hội thẩm: từ khi tranh chấp được đệ trình đến lúc nộp báo cáo phải trong vòng 60 ngày, tối đa 70 ngày trong trường hợp đặc biệt  Ban phải tiến hành các kỳ họp với các bên tranh chấp (chỉ cho phép họp tối đa 2 lần), ngòai ra còn có các kỳ họp kín của nội bộ ban. Ban có thể yêu cầu 1 bên tranh chấp đến giải thích cặn kẽ. Về nguyên tắc, ban hội thẩm phải làm việc khách quan vô tư, không chịu các ảnh hưởng làm rườm rà cản trở quá trình giải quyết tranh chấp.

Về phía mình, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu bên kia cung cấp các chứng cứ không bí mật cho mình nhưng không được yêu cầu ban hội thẩm cung cấp các thông tin bí mật của bên kia cho mình

Khi ban hội thẩm trình báo cáo cho SEOM, SEOM sẽ xử lý kết quả của ban hội thẩm và trong vòng 30 (tối đa là 40 ngày trong trường hợp đặc biệt) thì SEOM phải ra được phán quyết (quan chức là công dân của các quốc gia tranh chấp vẫn có quyền phát biểu nhưng sẽ không có quyền bỏ phiếu) Quyết định sẽ được thông qua bằng đa số phiếu

Phán quyết của SEOM chưa phải là quyết định cuối cùng nếu có kháng nghị

C4. Thủ tục kháng nghị

Nếu các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của SEOM thì trong vòng 30 ngày kể từ khi có quyết định, các bên có quyền kháng nghị lên hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers Meeting - AEM)

AEM họp thuờng kỳ 1 lần hàng năm, là cơ quan thượng đỉnh của ASEAN  Cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp QT

AEM sẽ xử lý kết quả của SEOM lại 1 lần nữa theo trình tự tương tự. Trong vòng 30 ngày ( hay 40 ngày trong trường hợp ngọai lệ ) AEM phải đưa ra phán quyết

 Phán quyết có tính ràng buộc là phán quyết của AEM và phán quyết của SEOM khi không có kháng nghị ; các bên phải tuân thủ ngay lập tức quyết định của SEOM và AEM theo qui định tại khỏan 3 điều 8 nghị định thư. Trong mọi trường hợp, không quá 30 ngày kể từ ngày có phán quyết, các bên phải tuân thủ quyết định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên không tuân thủ được phán quyết của SEOM hay AEM với khỏan thời gian hợp lý đã qui định. Cụ thể là trong trường hợp: • Quốc gia liên quan nhận thấy biện pháp giải quyết tranh chấp là không phù hợp với hiệp định hay bất kỳ hiệp định được áp dụng nào

Ví dụ VN chứng minh phán quyết không phù hợp với hiệp định khung 1992 hay hiệp định AFTA

• Và quốc gia liên quan này không tìm ra cách nào khác để làm cho các phán quyết kể trên phu hợp với các hiệp định nói trên

Ví dụ Phán quyết đã yêu cầu VN phải trả cho Thái lan 6 triệu USD trong vòng 30 ngày nhưng do VN không thể đề nghị được biện pháp phù hợp với hiệp định AFTA

Thời gian để đưa ra phán quyết đền bù là do các bên thỏa thuận. Hình thức đền bù có thể bằng tiền, hàng hóa, tài sản, nguyên trạng (xóa bỏ các qui định pháp luật phục hồi tình trạng trước đó )

Dự liệu trường hợp các bên tranh chấp không có bất kỳ hành động nào thể hiện sự tuân thủ các phán quyết, nghị định thư cho phép quốc gia liên quan được áp dụng biện pháp “ trã đũa và trả đũa chéo” với 1 điều kiện : khi thực hiện biện pháp này phải trình lên cho AEM và được AEM đồng ý

Ví du Thái lan nâng thuế suất nhập khẩu cá basa VN, nước mắm Phú quốc để trã đũa VN đã nâng thuế nhập khẩu ximăng Thái lan

 Dựng sơ đồ giải quyết tòan bộ qui trình (tổng thời gian kéo dài không quá 290 ngày)

BÀI 3. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QTI. Khái niệm trách nhiệm pháp lý QT I. Khái niệm trách nhiệm pháp lý QT

1. Định nghĩa

Việc đặt ra trách nhiệm pháp lý QT để bảo đảm các vấn đề sau:

Đảm bảo việc tuân thủ nghiêm chỉnh luật QT đảm bảo trẫt tự QT ỏn định

Đảm bảo việc tôn trọng các cam kết QT (nguyên tắc pacta sunt servanda có nguồn gốc từ thời cổ đại: các bên có nghĩa vụ tận tâm thiện chí thhiện các nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ước QT )

Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể luật QT Các quan điểm phổ biến trên thế giới về trách nhiệm pháp lý QT

Khi gây thiệt hại thì phải bồi thường  quan điểm của các nước giàu: kg chú ý đạo lý xã hội,

Khi gây thiệt hại thì ngòai việc bồi thường còn phải khôi phục lại trật tự pháp lý QT  phải lọai bỏ các hành vi vi phạm pháp luật QT không tái diễn trong tương lai: quan điểm dân chủ tiến bộ

Trách nhiệm pháp lý QT là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể luật QT phải lọai bỏ thiệt hại mà chủ thể này gây ra cho chủ thể khác của luật QT do việc vi phạm pháp luật QT (kể cả việc gánh chịu các chế tài nhất định trong khuôn khổ trật tự pháp luật QT qui định) hay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra do hành vi không phải là hvi vi phạm pháp luật QT nếu việc bồi thường đó được qui định trong các điều ước QT chuyên biệt

Ví dụ: Khi Iraq xâm lược Kuwait, LHQ đã ra lệnh cấm vận trừng phạt bằng kinh tế vật chất sau đó là trừng phạt vũ trang để lọai bỏ mối nguy hiểm cho hòa bình an ninh thế giới

Ví dụ: trách nhiệm pháp lý QT khách quan: hành vi quốc gia A phóng con tàu vũ trụ sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vào không gian để phục vụ  đây là hành vi luật QT không cấm. Khi quay trở về do trục trặc kỹ thuật mà tàu bị nổ tung gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của 1 quốc gia khác thì quốc gia A là thành viên của hiệp ước 1952 sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT khách quan và bồi thường vật chất cho quốc gia bị ảnh hưởng.

Ghi chú: Phân biệt với luật quốc gia về Chủ thể: Chủ thể gây hại/Chủ thể bị hại

Trách nhiệm pháp lý QT: chủ quan/khách quan

2. Chủ thể của trách nhiệm pháp lý QT

Cũng đồng thời là chủ thể của luật QT, bao gồm 4 loại (quốc gia, các tổ chức QT, các dân tộc đang giành quyền tự quyết, chủ thể đặc biệt tư cách Vatican) Trong đó quốc gia được coi là chủ thể chủ yếu của trách nhiệm pháp lý QT vì quốc gia là chủ thể chủ yếu của luật QT và trách nhiệm pháp lý QT tỷ lệ thuận với luật QT.

A. Quốc Gia.

Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm của:

Các cơ quan nhà nước của quốc gia (bao gồm 3 lọai: cơ quan lập pháp,

hành pháp, tư pháp)

Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của cơ quan lập pháp (quốc hội, nghị viện …) được thể hiện dưới những biểu hiện như:

Không ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện 1 nghĩa vụ QT.

Ví dụ: Thành viên WTO phải có lộ trình giảm thuế mà VN không ban hành các văn bản cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban hành các văn bản pháp luật trái với nghĩa vụ pháp lý QT của quốc gia

Ví dụ: Thành viên công ước quôc tế về chống phân biệt với phụ nữ mà lại ra văn bản không cho phụ nữ tham gia công việc quản lý nhà nước

Không hủy bỏ các văn bản trái với các nghĩa vụ QT

Ví dụ: Tuy Nam phi là thành viên của LHQ, pháp luật Nam phi vẫn còn ghi nhận việc phân biệt chủng tộc aparthei (vi phạm điều 55 khỏan b hiến chương). Lần đầu thì Nam phi không hủy bỏ nhưng khi LHQ cảnh cáo khả năng lọai bỏ tư cách thành viên

Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của cơ quan hành pháp (trung ương lẫn địa phương: chính phủ, UBND các cấp ..)

Ví dụ: Chính phủ VN áp thuế nhập khẩu hàng điện tử 5% trái với cam kết khi tham gia WTO thì Mỹ là thành viên WTO có quyền kiện VN ra trước WTO cho dù viên chức nhà nước thực hiện đúng pháp luật quốc gia do trái với cam kết trong luật QT ( điều 6 khỏan 1 luật ký kết và gia nhập diều ước QT năm 2005 qui định nếu có tranh chấp với pháp luật quốc gia thì các cam kết QT sẽ được áp dụng đầu tiên )

Quốc gia có thể gánh chịu trnhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của cơ quan tư pháp như:

Ra một bản án sai trái với các nghĩa vụ QT

Ví dụ: Khi phát hiện tội phạm chống nhân lọai phải tiến hành bắt giữ và xét xử theo qui định của công ước 1968 về việc không áp dụng thời hiệu và quyền tài phán trên cơ sở phổ biến ; phải áp dụng khung hình phạt cao nhất của luật quốc gia

Ra một bản án sai trái xâm phạm bôi nhọ quyền và lợi ích của quốc gia hay tổ chức công dân của quốc gia khác

Ví dụ: Không bình đẳng khi xét xử và ra bản án bôi nhọ người nước ngòai

Từ chối xét xử

Ví dụ: Từ chối xét xử tội phạm chiến tranh với hình phạt cao nhất của luật quốc gia

• Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của viên chức nhà nước khi họ thực hiện nhiệm vụ nhân danh nhà nước hay trường hợp thực hiện vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình.

Ví dụ: Trưởng công an phường xử lý hành vi vi phạm của các viên chức ngọai giao --> Dù quốc gia không trao quyền thì vẫn phải chịu trách nhiệm

• Quốc gia có thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý QT do hành vi vi phạm pháp luật QT của công dân ( cá nhân đang họat động trên lãnh thổ quốc gia đó) Về nguyên tắc, quốc gia không phải chịu trách nhiệm pháp lý QT về các hành vi của công dân. Tuy nhiên hành vi của công dân có thể dẫn đến trách nhiệm của quốc gia trong các trường hợp

- Hành vi thực hiện với tư cách đại diện cho quốc gia

- Hành vi được thực hiện trong trường hợp “thay thế quyền lực nhà nước“

Có thể xem hành vi do cá nhân đang thực hiện quyền lực nhà nước như là những viên chức nhà nước chính qui là hành vi nhân danh quốc gia

Ví dụ Lực lượng tình nguyện điều khiển giao thông đã đập phá xe ngọai giao, yêu cầu kiểm tra bằng lái của tài xế xe ngọai giao

Ghi chú: Hành vi thực hiện không nhân danh nhà nước hay không liên quan đến chính sách của nhà nước thì quốc gia không phải chịu trách nhiệm trừ những trường hợp sau:

Ví dụ Các phần tử quá khích ở VN biểu tình ném đá vào tòa đại sứ Hàn quốc thì VN phải có nghĩa vụ bảo vệ an ninh cho khuôn viên trụ sở ngọai giao và nhà ở của viên chức ngọai giao

• Quốc gia đã không áp dụng các biện pháp cần thíêt để trừng trị những kẻ phạm tội

Ví dụ VN không xử phạt người xâm nhập tòa đại sứ

• Quốc gia đã không áp dụng các biện pháp cần thíêt để điều tra truy tố tội phạm

Ví dụ : VN không tiến hành điều tra việc mất tài sản tại nhà ở của viên chức ngọai giao

• Quốc gia thừa nhận những hành vi bất hợp pháp là hành vi nhân danh nhà nước

 Quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý QT đối với hành vi vi phạm của 3 đối tượng này

B. Tổ chức QT liên chính phủ

Là 1 chủ thể của luật QT, các tổ chức QT liên chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm luật QT cũng như có thể yêu cầu các quốc gia khác bồi thường thiệt hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ : Nếu tổ chức QT đảm nhận việc phóng tàu vũ trụ yêu cầu quốc gia A thực hiện việc phóng tàu mà việc phóng tàu lại gây thiệt hại cho quốc gia B thì tổ chức QT này cũng phải chịu trách nhiệm

Hội đồng bảo an ra những quyết định sai trái, có hành vi gây thiệt hại thì LHQ phải đứng ra chịu trách nhiệm

3. Phân lọai trách nhiệm pháp lý QT

Căn cứ vào thiệt hại xảy ra, trách nhiệm pháp lý QT bao gồm:

Trách nhiệm phi vật chất  thiệt hại về tinh thần, danh dự, uy tín nhân phẩm Trách nhiệm vật chất  hữu hình, tài sản

Dựa vào hành vi gây hại, trách nhiệm pháp lý QT có:

Trách nhiệm pháp lý QT chủ quan: trách nhiệm pháp lý phát sinh từ hành vi vi phạm PL QT

Trách nhiệm pháp lý QT khách quan: trách nhiệm không cấm nhưng luật QT lại ràng buộc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại với các chủ thể khi tiến hành các họat động được luật QT cho phép nhưng lại gây thiệt hại cho các chủ thể khác của luật QT  thường là vật chất

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 173 - 178)