Cơ cấu tổchức của tòa án QT LHQ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 163 - 167)

II. Các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp QT

A. Cơ cấu tổchức của tòa án QT LHQ

Thẩm phán của tòa án QT LHQ (điều 2 qui chế tòa án QT LHQ)

Là cơ quan họat động theo cơ chế tòan thể, khi có tranh chấp thì tòan bộ 15 thẩm phán của tòa sẽ cùng tham gia xét xử. Số lượng thành viên bao gồm 15 thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm. Lần bầu chọn đầu tiên sẽ bầu ra 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm, 5 thẩm

phán có nhiệm kỳ 6 năm, 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm  bảo đảm thành phần của tòa luôn luôn đổi mới, tránh khả năng tiêu cực phát sinh

Có cơ chế làm việc độc lập giữa các thẩm phán với nhau cũng như với quốc gia mà họ mang quốc tịch, thẩm phán cũng được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao Việc bầu chọn không phụ thuộc vào quốc tịch của thẩm phán, có thể là quốc gia thành viên hay là quốc gia không thành viên, nhưng không cho phép 2 thẩm phán có cùng quốc tịch ( nếu thẩm phán nào có 2 quốc tịch thì sẽ dựa vào nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu để chứng minh và phân định )

Thực tế, trong thành phần tòa luôn có 5 thẩm phán của 5 quốc gia thường trực hội đồng bảo an LHQ, các thẩm phán thành viên còn lại được bầu chọn với lưu lý về việc phân bố theo địa lý nhằm bảo đảm sự có mặt của các hệ thống pháp luật trên thế giới Ứng cử viên cho vị trí thẩm phán phải có đạo đức tốt + phải đạt tiêu chuẩn xét xử cao nhất của quốc gia, có thể là những luật gia rất am hiểu luật QT, có uy tín cao trên thế giới. Sau đó được bầu chọn, các thành viên của tòa sẽ tự bình chọn chánh án và phó chánh án tòa

Thẩm phán ad hoc:

Là các thẩm phán do các bên tranh chấp lựa chọn vào trong thành phần xét xử của tòa, khi các bên tranh chấp không có thẩm phán của mình nằm trong thành phần thường trực của tòa.

Ví dụ Khi phát sinh tranh chấp VN – Trung Quốc, do VN không có thẩm phán trong thành phần xét xử thường trực của tòa nên có quyền chọn 1 thẩm phán ad hoc đưa vào

Tiêu chuẩn của các thẩm phán ad hoc cũng được qui định tại điều 2 ( thực tế thường được chọn trong danh sách các ứng cử viên đã trượt lần bầu chọn chính thức )

Tòa không qui định thẩm phán thường trực có quốc tịch của quốc gia liên quan đến tranh chấp phải từ chối xét xử. Nhưng nếu thẩm phán này chính thức từ chối thì quốc gia không có thẩm phán thường trực sẽ mất quyền đề nghị chọn thẩm phán ad hoc  nhằm tạo tâm lý cân bằng về quyền lợi giữa các bên tranh chấp

Theo qui định, tối thiểu chỉ cần 9 thẩm phán là hội đồng xét xử đã có thể tiến hành giải quyết  tránh tình trạng thông đồng vắng mặt để trì hõan việc xét xử. Thực tế, thành phần tòa có thể tăng lên đến 19 ngừoi

Ví dụ: khi tòa hợp nhất vụ kiện của quốc gia A kiện quốc gia C và quốc gia B kiện quốc gia C thì quốc gia C có thể có 2 thẩm phán ad hoc ( 15+1+1+2)

Phụ thẩm:

Do các bên tranh chấp yêu cầu hay do tòa lựa chọn, là những chuyên gia giỏi trong những lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật đang phát sinh tranh chấp  giúp tòa tiếp thu những ý kiến đóng góp, làm sáng tỏ tranh chấp và giúp xử lý tranh chấp khách quan hơn, tốt hơn. Các phụ thẩm sẽ tham dự trong suốt tòan bộ phiên tòa nhưng không có quyền bỏ phiếu biểu quyết

Khác với ban thư ký của LHQ giúp công việc hành chính cho LHQ  thư ký của tòa chỉ làm việc cho tòa, là những nhân viên giỏi trong lĩnh vực hành chính lẫn tư pháp, có thể là chuyên viên chuyên trách hay nhân viên hợp đồng, được LHQ trả lương

Tòa đặc biệt

Điều 26, 29 qui chế tòa QT qui định : thành phần tòa chỉ cần có 5 thậm chí 3 thẩm phán để xét xử  là sự tiếp thu những ưu điểm của trọng tài QT : thể hiện khả năng có thể rút gọn thành phần xét xử để tiết kiệm thời gian, chi phí, đạt hiệu quả cao nhất

B. Chức năng

Đưa ra các kết luận tư vấn

Theo qui định tại điều 96 hiến chương và điều 65 qui chế của tòa:

Khỏan 1 điều 96 hiến chương qui định các đối tượng sau có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn về mọi vấn đề : đại hội đồng, hội đồng bảo an  kết luận không có giá trị pháp lý ràng buộc, chỉ mang tính chất khuyến nghị

Khỏan 2 điều 96 HC qui định các đối tượng sau có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn: các cơ quan khác của LHQ + các tổ chức QT chuyên môn của LHQ (17) nhưng phải đáp ứng 2 điều kiện

• Phải được đại hội đồng cho phép

• Chỉ hỏi những vấn đề mang tính chuyên môn của mình

 kết luận cũng không có giá trị pháp lý ràng buộc, chỉ mang tính chất khuyến nghị

 Các quốc gia và các tổ chức QT liên chính phủ khác như EU, ASEAN … sẽ không có quyền yêu cầu tòa cho kết luận tư vấn. Việc tòa quyết định cho kết luận tư vấn hay không là thẩm quyền của tòa

Ví dụ: WHO gởi tòa yêu cầu tư vấn về việc các quốc gia có quyền được sử dụng vũ khí hạt nhân hay không khi có chiến tranh  tòa đã bác yêu cầu này trong khi lại chấp nhận câu hỏi này của đại hội đồng LHQ do vũ khí hạt nhân trong chiến tranh không phải là lĩnh vực chuyên môn của WHO

Gỉai quyết các tranh chấp QT

Chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, không bao gồm giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức QT, giữa quốc gia và tổ chức QT, hay giữa cá nhân và quốc gia … Có thể giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia không thành viên nếu đáp ứng được 2 điều kiện

• Quốc gia không thành viên phải cam kết thực hiện các qui định của hiến chương

• Phải tuân thủ những thủ tục, thực hiện các yêu cầu của đại hội đồng LHQ

Cá biệt có thể giải quyết trường hợp tranh chấp cho cá nhân khi vấn đề tranh chấp có liên hệ rất chặt chẽ với quyền lợi quốc gia đến mức có thể xem là tranh chấp giữa quốc gia và quốc gia.

Ví dụ: tranh chấp về các quyền lợi lợi ích hợp pháp của công dân khi ở nước ngòai có liên quan chặt chẽ đến chủ quyền quốc gia

Tòa không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên mà phải do các bên tranh chấp yêu cầu, dựa vào 1 trong 3 phương thức sau: • Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc ( chấp nhận thỏa thuận thỉnh cầu )

• Khi có tranh chấp xảy ra, các bên cùng ngồi lại cùng viết chung 1 đơn, cùng ký yêu cầu tòa giải quyết, nêu rõ tên của các bên tranh chấp, vấn đề cần giả quyết, mục đích mong muốn yêu cầu đề nghị của các bên, có thể chọn nguồn luật để giải quyết

• Chấp nhận trước thẩm quyền của tòa trong các đìêu ước QT

• Khi các bên cùng tham gia 1 điều ước QT mà thẩm quyền tranh chấp của tòa QT đã được nêu ra trong 1 điều khỏan của công ước  Chỉ cần 1 bên đưa đơn là tòa sẽ có thẩm quyền xét xử  phát sinh nguyên đơn bị đơn

Ví dụ: VN Trung quốc là thành viên của công ước quyền trẻ em, VN có quyền yêu cầu tòa giải quyết thông qua việc chứng minh thẩm quyền tranh chấp của tòa QT đã được nêu ra trong 1 điều khỏan của công ước

• Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa

• Quốc gia A có thể gởi đến tòa 1 tuyên bố đơn phương nêu rõ quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử của tòa trong những vấn đề cụ thể, khi có tranh chấp với các quốc gia có cũng có tuyên bố đơn phương trong những vấn đề tương tự  phát sinh nguyên đơn bị đơn

• Tòa án không qui định hình thức cụ thể của tuyên bố, chỉ cần thể hiện rõ quan điểm về việc tòa QT có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong những lĩnh vực cụ thể

• Quốc gia có thể rút lại tuyên bố đơn phương và cũng có thể tuyên bố bảo lưu để hạn chế bớt những thẩm quyền xét xử của tòa

Ví dụ: Đầu tiên, Mỹ tuyên bố đơn phương cho tòa QT có thẩm quyền xét xử tranh chấp mọi lĩnh vực. Nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố này và chỉ bảo lưu cho việc áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải

• Quốc gia có thể rút lại thậm chí hủy tuyên bố bảo lưu

Ví dụ: Đầu tiên, Pháp tuyên bố đơn phương cho tòa QT có thẩm quyền xét xử tranh chấp mọi lĩnh vực. Nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố này và chỉ bảo lưu cho việc áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải. Cuối cùng Pháp đã rút lại tòan bộ tuyên bố

Chỉ giải quyết các tranh chấp pháp lý (không chính trị), nếu vừa là pháp lý vừa là chính trị thì tòa sẽ tự quyết định có xét xử hay không dựa trên cơ sở phán quyết của tòa về tính chất của tranh chấp đó

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w