II. Các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QT I Định nghĩa tranh chấp QT
I. Định nghĩa tranh chấp QT
Trên cơ sở tôn trọng quan hệ, tăng cường hiểu biết trong các lĩnh vực QT, việc hợp tác giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Xu hướng hội nhập càng tăng thì số lượng các tranh chấp QT cũng gia tăng tương ứng phát sinh nhu cầu cần phải giải quyết những tranh chấp QT như thế nào để vừa bảo đảm kỷ cương luật pháp QT, vừa đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể.
Hiện nay, tuy có rất nhiều văn bản hướng dẫn, cộng đồng QT vẫn chưa thống nhất định nghĩa tranh chấp QT là gì, cấu thành của tranh chấp QT ra sao
Ví dụ: Trong công cuộc đấu tranh chống khủng bố QT, khái niệm tội phạm chính trị vẫn là quan điểm của pháp luật từng nước luật QT chỉ quan tâm đến việc giải quyết như thế nào
Nhìn chung, tranh chấp QT là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể của luật QT
thể hiện những bất đồng xung đột về những vấn đề cơ bản của quan hệ QT cũng như các ý kiến quan điểm khác nhau trong việc giải thích và áp dụng luật QT
2. Đặc điểm
• Chủ thể của tranh chấp QT phải là các chủ thể của luật QT: quốc gia, các tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đanh dành độc lập, chủ thể đặc biệt như Vatican ( khác với pháp nhân thể nhân của luật quốc gia)
Ví dụ:Tranh chấp giữa Trung quốc và VN về hiệp định thương mại
Ví dụ:Chính phủ VN ký hợp đồng với công ty Mobi Oil để khai thác dầu khí xảy ra
tranh chấp giữa công ty Mobi Oil và chính phủ VN đây không phải là tranh chấp QT vì công ty Mobi Oil chỉ là pháp nhân, khôn gphải là chủ thể của luật QT
• Quan hệ QT nơi phát sinh tranh chấp phải là quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật QT (công pháp QT khác với hệ thống tư pháp QT hay pháp luật quốc gia )
Ví dụ:Chính phủ A thiết lập quan hệ ngọai giao với quốc gia B và thỏa thuận đặt trụ sở cơ quan ngọai giao trên lãnh thổ của nhau. Dựa trên qui định của công ứơc Viên về việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập trụ sở, quốc gia B đã thuê 1 căn nhà trên lãnh thổ của quốc gia A và thỏa thuận sử dụng luật quốc gia để xử lý việc tranh chấp về hợp đồng thuê nhà Néyu có tranh chấp thì đây không phải là đối tượng điều chỉnh của luật QT do nơi phát sinh tranh chấp là lãnh thổ của quốc gia A và đã thỏa thuận sử dụng luật quốc gia để xử lý
Ví dụ: Hàng điện tử chỉ đóng thuế 5% theo luật của WTO mà luật VN lại qui định thuế suất 10% Mỹ có thể đem tranh chấp này ra kiện với WTO do đây là tranh chấp QT
• Phân biệt giữa tranh chấp QT và “tình thế” tranh chấp ( từ điều 34 hiến chương LHQ ) nhằm xác định quyền bỏ phiếu của các nước thành viên hội đồng bảo an LHQ Hội đồng bảo an bao gồm 5 nước ủy viên thường trực và 10 nước thành viên không thường trực nếu 1 trong các nứơc này tranh chấp thì sẽ mất quyền bỏ phiếu nhằm đảm bảo nguyên tắc bất thành văn “ không ai được làm quan tòa cho hành động của chính mình “. Nhưng nếu chỉ là 1 tình thế tranh chấp thì các quốc gia thành viên của hội đồng Bảo an vẫn còn quyền bổ phiếu
Việc phân biệt tranh chấp QT và “tình thế” tranh chấp được dựa trên Chủ thể của tranh chấp
Ví dụ: Trường hợp Đông Timo muốn ly khai khỏi Indonesia Vì Đông Timo chưa phải là chủ thể cuả luật QT nhưng vẫn có khả năng ảnh hưởng đến hòa bình an ninh thế giới nên đây chỉ là tình thế tranh chấp
Tranh chấp QT phải là những xung đột mà bên kia không chấp nhận hay chỉ chấp nhận 1 phần những yêu cầu, đòi hỏi của bên này
Ví dụ: Nếu Trung quốc đã không chấp nhận những yêu cầu rút quân của VN thì đây là tranh chấp QT. Nhưng khi Trung quốc xin lỗi về việc hiểu lầm tại khu vực biên giới thì đây chỉ là tình thế tranh chấp. Nếu VN không đưa ra những phản đối, những yêu cầu hay đòi hỏi về hành động gây hấn của Trung quốc thì đây cũng chỉ là tình thế tranh chấp
Tình thế tranh chấp là 1 khái niệm rộng hơn tranh chấp ( dựa trên cở sở pháp lý là điều 34 hiến chương LHQ): Trước mỗi một tranh chấp QT phải là 1 tình thế tranh chấp, nhưng không phải mọi tình thế tranh chấp đều dẫn đến tranh chấp QT. Ngay cả khi tranh chấp đã được giải quyết thì không phải là tình thế tranh chấp đã luôn luôn được giải quyết
Ví dụ: Giữa Ấn độ và Pakixtan vẫn còn tình thế tranh chấp tuy tranh chấp đã được giải quyết