II. Các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp QT
9. Gỉai quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổchức QT
Các tổ chức QT đều có cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhau
A. Gỉai quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức QT chuyên môn của LHQ
Ghi chú: Hiện nay, LHQ có 5 cơ quan chính:
• Đại hội đồng là cơ quan tòan thể nhưng là cơ quan không thường trực (có 192 nước thành viên, mỗi nước có 5 người thdự họp, họp thường niên vào ngày thứ 3, tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm ) .Ngòai ra có thể tổ chức họp bất thường khi có yêu cầu
• Hội đồng Bảo an : là cơ quan thường trực ( bao gồm 5 nước ủy viên thường trực và 10 nước thành viên : nhiệm kỳ 2 năm, chia ra theo khu vực, có thể được bầu lại ) có nhiệm vụ duy trì hòa bình an ninh QT
• Hội đồng kinh tế xã hội : thực hiện hợp tác QT trên cơ sở các bên cùng có lợi
• Ban thư ký LHQ : cơ quan mang tính hành chính, rất cồng kềnh ( sau khi đã tinh giảm 9,000 người thì hiện nay vẫn còn 15,000 nhân viên )
• Tòa án QT
Hiện nay, LHQ có 17 tổ chức QT chuyên môn: tổ chức hàng hải, hàng không, lương thực FAO, UNESCO … là các tổ chức QT liên chính phủ do đây là những tổ chức được thành lập theo thỏa thuận của các quốc gia, nhân danh các quốc gia để họat động, thành lập theo 1 điều ước QT Đây là chủ thể của luật QT
Hội đồng kinh tế xã hội của LHQ được thành lập để thực hiện chức năng hợp tác QT trên cơ sở cùng có lợi và có quyền thay mặt LHQ ký kết các điều ước QT. Hội đồng kinh tế xã hội của LHQ đã ký kết các điều ước QT song phương với 17 tổ chức nhằm mục đích phối hợp với LHQ thực hiện các công tác chuyên môn nhất định: đây là các cơ quan chuyên môn của LHQ. Các cơ quan chuyên môn của LHQ không nhất thiết phải do LHQ thành lập. Ví dụ YPAO? được thành lập năm 1944 trong khi LHQ chỉ ra
đời 1 năm sau đó ( 1945 )
Mỗi tổ chức QT chuyên môn có thiết lập qui trình riêng để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Ví dụ các điều ước QT thường có điều khỏan qui định: khi tranh chấp phát sinh, trước tiên các bên sẽ giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán nếu không giải quyết được thì mới đem ra giải quyết bằng tòa án QT LHQ
B. Giải quyết tranh chấp QT trong khuôn khổ các liên đòan, tổ chức QT khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG, EU, ASEAN, liên đòan các nứơc châu Phi, liên đòan các nứơc Ả rập … thường có cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên