LÃNH THỔ QUỐCGIA 1.Khái niệm

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 94 - 96)

1. Khái niệm

Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, nó bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng hoàn toàn thuộc chủ quyền của quốc gia.

Lãnh thổ quốc gia bao gồm các bộ phận cấu thành sau:

a. Vùng đất.

Là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo của quốc gia. Các hải đảo cũng có thể nằm gần đất liền và cũng có thể nằm trong vùng biển cả. Có những quốc gia có lãnh thổ là tập hợp của những hải đảo (gọi là quốc gia quần đảo).

Cũng có thể có quốc gia lại có một bộ phận lãnh thổ nằm trọn trong lãnh thổ quốc gia khác và không có đường thông ra biển (Gọi là lãnh thổ kín - anclave). Thí dụ: vùng Bác- le- khéc- tốc lãnh thổ của Bỉ nằm trong lãnh thổ của Hà Lan, Bu- xin- hen và Phê- nê- na- khốp - phần lãnh thổ của Tây Đức nằm trong lãnh thổ Thụy Sĩ; latvia - lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm trong lãnh thổ Pháp.

Lãnh thổ của một số nước như Liên Xô, Mỹ, Canađa, Na Uy, Đan Mạch còn gồm những phần đất nằm trong khu vực Bắc cực. Khu vực này có hình dáng như là một hình quạt có đỉnh là cực Bắc và đáy là biên giới lục địa của các nước kề cận.

Quốc gia có toàn quyền sử dụng lãnh thổ của mình theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Nhà nước bằng pháp luật của mình quy định các vùng và chế độ pháp lý của từng vùng đó.

b. Vùng nước.

Gồm toàn bộ phần nước nằm trong quốc gia.

Vùng nước nội địa: Gồm nước sông, hồ, kênh, đường dẫn nước nhân tạo nằm

trong vùng đất và vùng biển nội địa: cảng, vũng đậu tàu,... Quốc gia có toàn quyền sử dụng phần nước này, quy định chế độ pháp lý của từng phần và điều chỉnh bằng pháp luật của mình việc sử dụng, bảo vệ, hoạt động... trong từng phần nước đó. • Vùng nước biên giới: Gồm nước sông, hồ, kênh biên giới kể từ đường biên

giới hướng vào nội địa quốc gia.

Lãnh hải: Là vùng biển nằm ngoài vùng đất và vùng nước nội địa, thuộc chủ

quyền của quốc gia ven bờ. Chiều rộng của lãnh hải do từng quốc gia quy định. Theo Công ước luật biển năm 1982, bề rộng của lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuyên bố ngày 12- 5- 1977 của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “lãnh hải của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra”.

c. Lòng đất :

Là lãnh thổ nằm dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia. Về nguyên tắc, phần lòng đất kéo dài đến tận tâm Trái Đất.

Quốc gia có toàn quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, cũng như định ra quy chế bảo vệ các tài nguyên đó.

d. Vùng trời:

Là vùng không gian nằm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Ngày nay, độ cao của vùng trời chưa được luật quốc gia quy định cụ thể. Có những nước lấy đến hết độ cao của khí quyển. Có những nước lấy đến độ cao của quỹ đạo hiện đang có các vệ tinh nhân tạo truyền hình hoạt động. Có những nước không quy định độ cao của vùng trời.

Vùng trời nằm dưới chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia, phương tiện bay của nước ngoài chỉ được bay vào, hay bay qua khi được nước chủ nhà cho phép.

Ngoài ra, tất cả các tàu biển, máy bay, tàu vũ trụ có mang cờ hay dấu hiệu đặc biệt khác của quốc gia và các đường ống dẫn, công trình, thiết bị của quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia (như ở vùng biển cả, Nam cực, ở vùng không phận trên đó và trong khoảng không lãnh thổ) cũng được hưởng quy chế như là quy chế lãnh thổ của quốc gia.

Lãnh thổ là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành quốc gia. Nó là cơ sở vật chất tối cần thiết. Không có lãnh thổ thì không thể có quốc gia đúng nghĩa của nó. Ngày nay, không thể quan niệm được một quốc gia không có lãnh thổ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 94 - 96)