Vấn đề kế thừa quốc gia thường được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia.
1. Khái niệm
- Kế thừa quốc gia là sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ quốc tế từ quốc gia này sang quốc gia khác có liên quan đến vùng lãnh thổ nhất định.
VD: Liên Bang Nga kế thừa tư cách ủy viên thường trực của HĐBALHQ của Liên Xô cũ
* Xem xét kế thừa dưới góc độ quan hệ pháp luật quốc tế thì:
- Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Bao gồm các quốc gia để lại kế thừa và các quốc gia kế thừa.
- Đối tượng kế thừa: là các quyền và nghĩa vụu quốc tế được chuyển dịch từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong thực tế, quan hệ kế thừa thường đề cập tới các quyền và nghĩa vụ liên quan đến lãnh thổ, tài sản, các điều ước quốc tế và quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền thừa kế: Sự kiện làm xuất hiện quan hệ này là sự thau đổi về chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ nào đó. Sự thay đổi này có thể là sự hình thành quốc gia mới (do tách, hợp nhất...) hoặc khi có sự chuyển dịch lãnh thổ (nghiã là lãnh thổ của quốc ginày chuyển nhượng một phần cho quốc gia khác. Đây là phương thức không hình thành quốc gia mới). VD: Hồng Kông, Macao của trung Quốc được chuyển dịch cho Anh và Bồ Đào Nha.
2. Thực tiễn về giải quyết kế thừa quốc gia trong một số lĩnh vực chủ yếu
*Kế thừa quyền sở hữu đối với tài sản: Giải quyết kế thừa liên quan đến vấn đề tài sản luôn được đặt ra trong mọi trường hợp kế thừa quốc gia. Và cách giải quyết chủ yếu phụ thuộc vào tính chất sở hữu tài sản và quan điểm, cách nhìn nhận của mỗi quốc gia khi được kế thừa. Thông thường, đối với các quốc gia ra đời sau thời kỳ phi thực dân hóa đều có quan điểm quốc hữu hóa tài sản của tư nhân hoặc của quốc gia thực dân để lại không có bồi thường. Việc quốc gia kế thừa có tiến hành quốc hữu hóa, hay trưng dụng, trưng thu...hoàn toàn phụ thuộc vào quốc gia kế thừa dựa trên cơ sở lợi ích của quốc gia đó. Trong một số trường hợp vấn đề kế thừa tài sản có thể do các bên tự thỏa thuận như trường hợp tách hoặc chuyển nhượng, trao đổi lãnh thổ).
* Kế thừa quy chế thành viên tại tổ chức quốc tế hoặc nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế. Đây là một nội dung quan trọng được đặt ra khi giải quyết vấn đề kế thừa quốc gia.
- Với điều ước quốc tế mà quốc gia để lại kế thừa đang là thành viên, quốc gia kế thừa có thể tiếp tục thực hiện những điều ước phù hợp với lợi ích quốc gia; hoặc thừa nhận hiệu lực của mọi điều ước mà quốc gia để lại kế thừa đã ký kết hoặc tham gia. Riêng đối với các điều ước liên quan đến biên giới quốc gia-lãnh thổ, điều ước về nhân quyền, điềuước tạo ra một số các hoàn cảnh khách quan đặc biệt thì quốc gia kế thừa phải có nghĩa vụ tuân thủ.
- Kế thừa quy chế thành viên tại tổ chức quốc tế: quan hệ kế thừa này chỉ đặt ra khi quốc gia để lại kế thừa không còn tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, đối với trường hợp quốc gia mới được tách ra từ quốc gia liên bang, hoặc từ một quốc gia độc lập khác thì có quốc gia đương nhiên đựoc hưởng quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế, trong khi quốc gia còn lại sẽ trở thành thành viên của chính tổ chức quốc tế đó thông qua thủ tục kết nạp thành viên mới.
VD: Khi Ấn Độ được tách ra thành Ấn Độ Và Pakistan, thì Ấn Độ đương nhiên là thành viên của Liên Hợp Quốc, còn Pakistan là thành viên của LHQ bằng con đường kết nạp thành viên mới.
CHƯƠNG IV
I. KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa 1. Định nghĩa
- Trong quan hệ pháp lý quốc tế, luật điều ước quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một mặt, nó điều chỉnh quá trình quá trình hình thành khung pháp luật quốc tế thông qua việc hình thành một loạt các điều ước quốc tế khác nhau, mặt khác nó tham gia vào quá trình điều chỉnh hầu hết các quan hệ quốc tế nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Như vậy, luật điều ước quốc tế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, điều chỉnh quan hệ về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các chủ thể luật quốc tế.
2. Nguồn của luật điều ước quốc tế
- Các quy phạm của luật điều ước quốc tế được ghi nhận chủ yếu trong các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Và hiện nay, các quy phạm này chủ yếu được pháp điển hóa trong 2 công ước quốc tế đó là: Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên năm 1986 về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế. Hai công ước này quy định khá chi tiết các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế, hiệu lực của điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế.
- Phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt nam những năm gần đây cũng đã ban hành những văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế giữa Việt nam và các chủ thể khác của luật quốc tế. Trước đây chúng ta có Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998, hiện nay văn bản mới nhất điều chỉnh vấn đề này là Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Đây là văn bản pháp lý quan trong chứa đựng những nguyên tắc và quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt nam với các chủ thể khác của luật quốc tế.
3. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế Gồm 3 nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế - Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của luật quốc tế là không có các cơ quan lập pháp
chuyên trách nên quá trình xây dựng luật quốc tế luôn được tiến hành bởi chính các chủ thể luật quốc tế. Đặc điểm này chi phối và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế theo hướng việc ký kết này sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở là ý chí tự nguyện của các bên tham gia kết ước. Như vậy, sự bình đẳng trong quan hệ này trở thành căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của một điều ước quốc tế.
- Điều 49 Công ước Viên 1969 ghi nhận "Nếu một quốc gia đi đến quyết định ký kết một điều ước do việc xử sự dối trá của một quốc gia tham gia đàm phàn khác, thì quốc gia đó có thể nêu lên sự man trá này như là khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều ước"; hay tại điều 52 " Mọi điều ước, mà việc ký kết đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực trái với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế...đều là vô hiệu". Như vậy, với những quy định trên đây của Công ước Viên 1969, thì những điều ước được ký kết mà có sự lừa dối, có sử dụng vũ lực hoặc ép buộc sẽ không có giá trị pháp lý.
Đây là nguyên tắc có ý nghĩa tiên quyết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia quan hệ điều ước, tránh mọi sự áp đặt mang tính quyền lực từ bên ngoài. Đồng thời, nguyên tắc này cũng đã hạn chế sự lạm quyền và tình trạng không bình đẳng trong quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh của các chủ thể luật quốc tế.
b. Nguyên tắc điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
- Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được xem là thước đo giá trị hợp pháp của các quy phạm pháp luật quốc tế. Do đó, mọi quy phạm pháp luật quốc tế dù tồn tại dưới hình thức thành văn hay bất thành văn đều phải có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
- Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa nội dung của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản thì điều ước quốc tế sẽ đương nhiên không có giá trị pháp lý. Kể cả đối với các điều ước quốc tế đang có hiệu lực thi hành, nhưng khi xuất hiện một quy phạm Jus cogens mới của luật quốc tế thì điều ước đó cũng chấm dứt hiệu lực thi hành.
c. Nguyên tắc Pacta sunt servanda
pháp luật quốc tế, trong đó bao gồm cả quan hệ điều ước. Điều 26 Công ước Viên 1969 quy định "Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên than gia và phải được các bên thi hành với thiện chí". Như vậy, sự tận tâm và thiện chí của các bên tham gia kết ước trong trường hợp này đóng vai trò quan trọng, vừa là cơ sở, vừa là bảo đảm để chủ thể ký kết tự ràng buộc mình vào các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ điều ước. Việc không thi hành điều ước chỉ có thể được áp dụng trong một số trường hợp nhất định (xem lại chương 2).