II. Các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp QT
7. Trọng tài QT
Trọng tài là 1 cơ quan giải quyết các tranh chấp QT trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên với thành phần trọng tài là do các bên lựa chọn, dựa trên các qui định của pháp luật QT để giải quyết các tranh chấp QT
Tuân thủ trọng tài: Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết các tranh chấp, thẩm quyền xét xử chỉ phát sinh khi các bên thỏa thuận sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp
Thành phần của hội đồng trọng tài bao gồm các trọng tài viên, thường là số lẻ ( 1, 3, 5, 7 : do các bên thỏa thuận ) để biểu quyết quyết định ( mỗi bên chọn 2 trọng tài viên, sau đó 4 trọng tài viên đã được chọn sẽ chỉ định trọng tài viên thứ 5 mang quốc tịch của nước thứ 3 làm chủ tịch hội đồng trọng tài)
Quyết định của trọng tài có gia trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp Các bên tranh chấp có thể là các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ,
Có thể xử lý các tranh chấp về chính trị lẫn pháp lý.
Các lọai trọng tài:
• Trọng tài thường trực: là trọng tài được thành lập trên cơ sở 1 điều ước QT
( thường là đa phương )
Ví dụ: Công ứơc La Hay 1907 về việc thành lập 1 tòa trọng tài thường trực: lập danh sách các trọng tài viên mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn để giải quyết 1 tranh chấp cụ thể nào đó nhưng thường chỉ áp dụng cho các nước tham gia công ước La Hay. Qui trình thủ tục tố tụng được qui định rõ nhưng công ước vẫn khuyến khích các bên rút gọn, đơn giản hóa nếu hiệu quả hơn. Trường hợp có bên cố tình trì hõan không lựa chọn trọng tài viên hay 4 trọng tài viên không thể chọn được chủ tịch hội đồng trọng tài thì chủ tịch trung tâm trọng tài hay chánh án tòa QT sẽ có quyền chỉ định người được quyền làm chủ tịch hội đồng trọng tài
Thực tế, các nứơc thường sử dụng trọng tài ad hoc
• Trọng tài vụ việc (lâm thời) là trọng tài không thường trực, do các bên tranh
chấp thỏa thuận thành lập (có thể thỏa thuận thành lập trứơc hay sau khi có tranh chấp) và cũng thường có 5 người. Ngòai việc chọn trọng tài viên, các bên phải thỏa thuận về trình tự trọng tài (thường thì các bên sẽ mượn thủ tục trình tự tố tụng của công ước Lahay để sử dụng khi chưa thông thuộc các thủ tục pháp lý để tự xây dựng qui trình riêng)
Ưu thế của trọng tài QT (so với tòa án QT)
• Trọng tài xử lý các tranh chấp về chính trị lẫn pháp lý (trong khi đó, tòa án QT chỉ giải quyết tranh chấp về pháp lý )
• Các bên tranh chấp có thể là các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ hay các chủ thể đặc biệt của luật QT (trong khi đó, tòa án QT chỉ giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia )
• Thành phần hội đồng trọng tài do các bên lựa chọn nên rất linh họat (trong khi đó tòa án QT không cho quyền lựa chọn : tòan bộ 15 thẩm phán thường trực của tòa án QT đều tham dự xét xử )
• Trình tự thủ tục tố tụng do các bên tranh chấp qui định, thỏa thuận nên các bên có khả năng kiểm sóat họat động của trọng tài ( trong khi đó tòa án QT không cho phép rút gọn quy trình thủ tục tố tụng tiêu chuẩn)
• Phán quyết của trọng tài thường không mang tính đối nghịch rõ ràng sau khi giải quyết tranh chấp, các bên vẫn có thể tiếp tục gặp gỡ và giao dịch bình thường • Biện pháp trọng tài giải quyết kín, không công khai Đảm bảo danh dự các bên liên quan, giữ bí mật các qui trình kỹ thuật của các bên
phương thức trọng tài thường được sử dụng