Thuyết coi lãnh thổ quốcgia như là đối tượng của quyền sở hữu nhà nước (Thuyết

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 96 - 97)

III. QUYỀN TỐI CAO CỦA GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ

1. Thuyết coi lãnh thổ quốcgia như là đối tượng của quyền sở hữu nhà nước (Thuyết

tài vật)

Học thuyết này ra đời trong chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến. Đại biểu của học thuyết này là: Xpê- ran- xki, Clao, Hốc, Bu- xta- man... đã coi lãnh thổ quốc gia như vật thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Hay nói cách khác, lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của quốc gia cũng như là một vật nào đó thuộc quyền sở hữu của các nhân vậy. Do đó, cũng như những người chủ sở hữu, quốc gia có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt lãnh thổ của mình.

Lãnh thổ quốc gia là sở hữu của nhà vua. Vua có thể tùy ý sử dụng lãnh thổ (tặng, trao đổi, cho thuê, thừa kế... mà không hề cân nhắc đến lợi ích dân chúng). Đó là hậu quả nguy hiểm của học thuyết này.

2.Thuyết cai trị.

Thuyết này xuất hiện trong thời kỳ các quan hệ xã hội tư bản và luật quốc tế của tư sản đã được thiết lập. Những người theo thuyết này như: Bơ- lunch- ly; Nhê- đa- bi- tốp- xki, Phi- ríc- ke, E- li- nec, Pa- li- en- cô... cho rằng lãnh thổ là khoảng không mà trong đó có quyền lực quốc gia. Như vậy, họ xem quyền tối cao đối với lãnh thổ là quyền cai trị của nhà nước đối với dân chúng trong phạm vi biên giới (imperium).

Như Nhê- đa- bi- tốp- xki đã viết: “lãnh thổ không phải là một vật thuộc quyền sở hữu của quốc gia mà là khoảng không gian trong đó chính quyền Nhà nước tồn tại và hoạt động. Nhà nước cai trị trong phạm vi lãnh thổ chứ không phải trên lãnh thổ. Lãnh thổ không phải là vật mà là phạm vi quyền lực của quốc gia”.

Rõ ràng, theo thuyết này, để xác định lãnh thổ quốc gia cần phải xác định được phạm vi quyền lực cai trị của quốc gia đó.

Trước đây, khi chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ còn được coi là hợp pháp, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia chưa được luật quốc tế ghi nhận thì thuyết này hoàn toàn phù hợp. Ngày nay nó đã quá lỗi thời, bởi vì lãnh thổ mà các nước đế quốc, thực

dân đã chiếm và thiết lập quyền cai trị chẳng hạn như đế quốc Mỹ đã từng cai trị ở miền Nam) không thể coi là lãnh thổ của chúng được.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận luật quốc tế (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w