Nội dung hoạt động dịch vụ chuyển tiền bưu điện

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động dịch vụ chuyển tiền bưu điện tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (Trang 61 - 65)

Dịch vụ Thư chuyển tiền: là dịch vụ chuyển các phiếu yêu cầu trả tiền cho

người nhận bằng đường bưu chính và theo dịch vụ ghi số

Thư chuyển tiền là hình thức chuyển tiền đơn giản, cước dịch vụ thấp, phạm vi sử dụng rộng rãi, thích hợp với số đông khách hàng được quy định:

- Quy định về mức tiền gửi: không hạn chế mức tiền gửi;

- Quy định về cước phí: cước dịch vụ Thư chuyển tiền bao gồm cước cơ bản và cước dịch vụ cộng them theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ. Trong đó: cước cơ bản được thu theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền gửi hoặc nấc tiền gửi và cước dịch vụ cộng thêm thu theo bảng cước hiện hành, bao gồm một số hoạt động như:

(1) Nhận gửi (hay còn gọi là khâu phát hành): người gửi đến bưu điện và tự tay viết phiếu chuyển tiền, bưu điện chấp nhận ấn phẩm do

người gửi viết, phát hành Thư chuyển tiền đồng thời hoàn thành thủ tục nhận gửi, cấp cho người gửi một hoá đơn gửi tiền;

(2) Chuyển đi: các Thư chuyển tiền sau khi phát hành được ghi vào sổ giao nhận và giao sang cho bộ phận khai thác để đóng chuyển đi các bưu cục khác;

(3) Nhận đến: bộ phận khai thác của bưu cục trả tiền nhận được Thư chuyển tiền do các bưu cục khác chuyển đến theo các chuyến thư bưu phẩm hàng ngày, kiểm tra lại và vào sổ nhập xuất Thư chuyển tiền sau đó giao sang cho ghisê chuyển tiền để trả tiền cho người nhận;

(4) Trả tiền: ghisê trả tiền sau khi nhận Thư chuyển tièn do bộ phận khai thác chuyển sang tiến hành lập giấy mời, mời người nhận đến để nhận tiền.

Hiện tại các Thư chuyển tiền sau khi phát hành được kê vào phiếu chuyển và cho vào phong bì nghiệp vụ để chuyển cho các bưu cục liên quan. Hành trình Thư chuyển tiền từ bưu cục phát hành đến bưu cục trả tiền phải trải qua nhiều bưu cục trung gian đã bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng tới tốc độ chuyển nhận của dịch vụ, gây mất nhiều thời gian.

Hình 2.6. Hoạt động dịch vụ Thư chuyển tiền

Trung Gian 4 Bộ phận chuyển tiền B/c phát hành Bộ phận khai thác B/c phát hành Bộ phận khai thác B/ c phát hành Bộ phận chuyển tiền B/c trả tiền. Người Gửi Người Nhận 1 2 3 : Luân chuyển chứng từ. : Nhận gửi và trả tiền.

Nguồn : Trung tâm chuyển tiền Bưu điện

b. Kết quả kinh doanh của dịch vụ Thư chuyển tiền

Dịch vụ Thư chuyển tiền là dịch vụ ra đời sớm nhất so với các dịch vụ chuyển tiền còn lại. Ngay từ những năm sáu mươi của thế kỷ 20, dịch vụ Thư chuyển tiền được cung cấp tại các giao dịch Bưu điện đã góp phần chuyển một lượng tiền lớn từ địa phương này đến địa phương khác, phục vụ nhu cầu thanh toán trong dân cư và từ đó rút ngắn phạm vi vận chuyển tiền mặt trong nhân dân. Năm 2002, nhận thấy nhu cầu sử dụng các DVBC Viễn thông trong đó có dịch vụ chuyển tiền vẫn còn có khả năng tăng mạnh đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, VNPT ra quyết định số 4797/BC ngày 28/8/2002 cho phép các Bưu điện tỉnh triển khai mở thử nghiệm dịch vụ Thư chuyển tiền tại các điểm Bưu điện văn hoá xã.

Sau một năm triển khai thử nghiệm, đến tháng 9 năm 2003 khi tổng kết đánh giá 1 năm hoạt động Tổng công ty nhận thấy kết quả thu được là rất khả quan và trên cơ sở này ra quyết định cho phép mở cung cấp dịch vụ rộng rãi tại tất cả các điểm Bưu điện văn hoá xã có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ. Với quyết định quan trọng này, số lượng điểm cung cấp dịch vụ Thư chuyển tiền có bước tăng đột biến. Theo đà phát triển cùng với các DVBC Viễn thông khác, sản lượng và doanh thu của dịch vụ Thư chuyển tiền ngày càng tăng qua các năm. Tình hình thực hiện sản lượng, doanh thu của dịch vụ Thư chuyển tiền được thể hiện tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Sản lượng, doanh thu của dịch vụ chuyển tiền bưu điện

Năm Thư chuyển tiền

2004 4.023.67 54.407.162.341

2005 4.332.087 68.401.651.725

2006 4.496.771 74.783.868.531

2007 4.409.895 76.268.798.960

(Nguồn: Trung tâm Chuyển tiền – Công ty VPSC)

Dịch vụ Điện chuyển tiền: là dịch vụ chuyển các phiếu yêu cầu trả tiền cho

người nhận bằng một dịch vụ viễn thông (điện báo). Điện chuyển tiền được chuyển và phát nhanh hơn Thư chuyển tiền nhưng mạng lưới phục vụ lại hẹp hơn so với Thư chuyển tiền, cước cao hơn vì ngoài cước chuyển tiền còn có thêm cước viễn thông.

a. Hoạt động dịch vụ:

- Quy định về mức tiền gửi: không hạn chế mức tiền gửi;

- Quy định về cước phí: cước dịch vụ Điện chuyển tiền thu cước chuyển tiền theo các mức tiền gửi như Thư chuyển tiền và thu thêm cước điện báo của bức Điện chuyển tiền. Hoạt động dịch vụ được mô tả tại Hình 2.7.

(1) Nhận gửi (hay còn gọi là khâu phát hành): người gửi đến bưu điện và tự tay viết phiếu chuyển tiền, bưu điện chấp nhận ấn phẩm do người gửi viết, phát hành Điện chuyển tiền đồng thời hoàn thành thủ tục nhận gửi, cấp cho người gửi một hoá đơn gửi tiền;

(2) Chuyển đi: các Điện chuyển tiền sau khi phát hành được ghi vào sổ giao nhận và giao sang cho bộ phận điện báo của bưu cục nhập vào máy chuyển điện báo sau đó chuyển đi cho các bưu cục khác bằng hình thức chuyển điện báo; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Nhận đến: bộ phận khai thác của bưu cục trả tiền nhận được Điện chuyển tiền do các bưu cục khác chuyển đến , vào sổ theo dõi việc chuyển nhận điện báo sau đó giao sang cho bộ phận chuyển tiền để trả tiền cho người nhận;

(4) Trả tiền: ghisê trả tiền sau khi nhận Điện chuyển tiền do bộ phận khai thác chuyển sang tiến hành lập giấy mời, mời người nhận đến để nhận tiền.

b. Kết quả kinh doanh của dịch vụ Điện chuyển tiền B.p chuyển tiền

B/c phát hành

Trung gian

Người gửi Người nhận

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động dịch vụ chuyển tiền bưu điện tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (Trang 61 - 65)