1.4.5.1. Bài học về mô hình tổ chức
Thông qua một số mô hình tổ chức và hoạt động DVCTBĐ đã nêu trên, so sánh với tình hình hoạt động của các một số Tổng ty của Việt Nam có thể đưa ra những nhận xét mà Tổng công ty BCVN nên lưu ý đó là: Công bằng mà nói, một số Tổng công ty Nhà nước trong những năm đầu thành lập đã hoạt động khá tốt và có đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Song, những khiếm khuyết nội tại của mô hình này đã bộc lộ ngày càng rõ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, dù là Tổng công ty 90/91 hay là Tổng công ty được thành lập
sau đó thì sự minh bạch về sở hữu vẫn không được tôn trọng. Vốn của Tổng công ty hay của các công ty thành viên vẫn là vốn cả Nhà nước - thuộc sở hữu toàn dân. Tổng Giám đốc Tổng công ty, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của số tiền lớn nhưng không phải do chính họ bỏ ra. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng tham ô, tham nhũng trong các DNNN nói chung, trong các Tổng công ty nói riêng xẩy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng. Chúng ta vô cùng đau xót khi những tiêu cực của các Tổng công ty lớn như Tổng công ty vàng, bạc, đá quí; Tổng công ty dâu tằm tơ; Tổng công ty dầu khí Việt Nam; Tổng công ty hàng hải Việt Nam...
Thứ hai, việc gộp các công ty độc lập đang hoạt động để thành lập một
Tổng công ty. Đó là sự hình thành Tổng công ty theo phương pháp "cộng dồn". Vì vậy, phần lớn Tổng công ty ở nước ta là đơn ngành và được hình thành theo mệnh lệnh hành chính.
Thứ ba, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ
nhạt. Bởi lẽ, vốn của Tổng công ty chính là vốn Nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập. Vì vậy, vai trò điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của Tổng công ty chỉ tồn tại trên văn bản. Việc hỗ trợ về công nghệ, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các công ty thành viên của Tổng công ty cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thứ tư, Nhà nước đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm
hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty. Và để kiểm soát hoạt động của bộ máy điều hành, ở một số Tổng công ty có thêm tổ chức là HĐQT. Thực tế cho thấy, những văn bản chỉ đạo đã có và ngay cả khi có HĐQT, hiện tượng tham ô, tham nhũng, gian lận trong kinh doanh... vẫn cứ xảy ra. Hơn nữa, một hệ thống quản lý hành chính, cồng kềnh đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh ở các công ty thành viên.
Tóm lại, trong việc hình thành và quản lý các Tổng công ty, chúng ta đã
sử dụng các biện pháp hành chính, xa lạ với những qui luật khách quan của kinh tế thị trường. Vì vậy, phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, tìm ra một phương án khắc phục những yếu kém nội tại của các Tổng công ty Nhà nước là một tất yếu khách quan.
Một trong những biện pháp quan trọng đang được thực hiện nhằm cải tổ hoạt động của các DNNN nói chung và các Tổng công ty nói riêng, là thành lập các tập đoàn kinh tế (có tài liệu còn gọi là tập đoàn DN). Đó là mục tiêu đúng vì để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVN, nền kinh tế nước ta phải có những tập đoàn kinh tế mạnh. Song, với cách làm như hiện nay, liệu tập đoàn kinh doanh có phải là một phác đồ hữu hiệu để điều trị những căn bệnh trầm kha của các Tổng công ty? Những vấn đề sau đây cần
đặt ra để nghiên cứu, giải quyết một cách triệt để nếu không muốn tập đoàn kinh doanh chỉ là một cái "bình mới", chứa đựng "chất rượu cũ" mà thôi.
Thứ nhất, về mặt lý luận, cần có những chuyên đề, đề tài nghiên cứu
sâu hơn về tập đoàn kinh doanh và gắn liền với nó là mô hình công ty mẹ - công ty con. Những vấn đề này không mới ở các nước đang phát triển nhưng là hoàn toàn mới ở nước ta. Khi chưa hiểu biết một cách đầy đủ và sâu sắc về tập đoàn kinh doanh và mô hình công ty mẹ - công ty con mà ồ ạt cho ra đời hình thức tổ chức này, chắc chắn sẽ mắc những sai lầm khó khắc phục trong một tương lai không xa.
Thứ hai, từ việc nghiên cứu sự hình thành và hoạt động của một số tập
đoàn kinh doanh lớn trên thế giới, có thể kết luận rằng, tập đoàn kinh doanh không thể hình thành thông qua một quyết định hành chính. Tập đoàn kinh doanh không phải là một DN, một pháp nhân mà chỉ là sự liên kết tự nguyện giữa các DN độc lập với nhau theo những phương thức khác nhau nhằm những mục đích nhất định. Vì vậy, với một quyết định hành chính chúng ta thành lập một tập đoàn kinh doanh, một loạt câu hỏi được đặt ra là: bộ máy quản lý của tập đoàn sẽ như thế nào? Chủ tịch tập đoàn do ai bổ nhiệm? Bộ máy quản lý của tập đoàn sẽ chi phối như thế nào đối với các công ty thành viên trong tập đoàn? Nếu chúng ta bê nguyên cách quản lý của các Tổng công ty hiện nay vào tập đoàn thì có nên thành lập tập đoàn kinh doanh hay không?
Thứ ba, gắn liền với tập đoàn kinh doanh là mô hình công ty mẹ - công
ty con. Tương tự như việc hình thành tập đoàn, việc một công ty nào đó trong tập đoàn giữ vị trí công ty mẹ cũng không thể hình thành bằng một quyết định hành chính. Trong các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước đang phát triển, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó phải là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Điều quan trọng hơn cả là việc chi phối của công ty mẹ với các công ty con hoàn toàn không thông qua các quyết định hành chính. Trước pháp luật công ty mẹ cũng là một pháp
nhân độc lập, bình đẳng với các công ty con. Tuỳ theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, qua việc cho sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường. Vì vậy, ngay trong quyết định chuyển đổi một Tổng công ty nào đó sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, chúng ta chỉ định ngay một công ty mẹ, phải chăng là đã làm ngược lại với quy luật khách quan? Liệu "bà mẹ" được chỉ định bằng văn bản ấy có xứng đáng là mẹ của các "con" trong tập đoàn hay không?
Thứ tư, tập đoàn kinh doanh phải là một tập hợp đa sở hữu. Nếu tập đoàn
kinh doanh được thành lập với một công ty mẹ là DNNN và một loạt công ty TNHH một thành viên là DNNN thì thực chất đó chỉ là sự đổi tên của Tổng công ty hiện nay mà thôi. Vì vậy, dù việc thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh, việc cải tổ các DNNN đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay nhưng chúng ta không thể vội vã làm ngược qui trình.Trước hết cần làm tốt việc cổ phần hoá, việc bán, khoán, cho thuê, giải thể các DNNN hiện nay. Từ kết quả ấy, các DN sẽ liên kết lại để hình thành các tập đoàn kinh tế.
Nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành các tập đoàn kinh tế là sự liên kết tự nguyện. Có thể là một liên kết cứng - thông qua những ràng buộc về vốn, công nghệ. Có thể là một liên kết mềm thông qua thoả thuận về sử dụng thương hiệu và khai thác thị trường. ở nước ta hiện nay, trong khu vực kinh tế dân doanh đã có không ít tập đoàn kinh doanh đang hoạt động, chẳng hạn tập đoàn PG tại thành phố Hải Phòng; tập đoàn Việt Á; xe máy Sufat Việt Nam, Kinh Đô, Hoà Phát v.v... Những tập đoàn nêu đã hình thành, đang hoạt động có hiệu quả mà không cần có bất kỳ một sự can thiệp nào của bộ máy hành chính Nhà nước.Việc thành lập các tập đoàn kinh tế, chuyển các Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta đang được thực hiện khá ồ ạt. Không loại trừ trường hợp, thông qua các hình thức này để né tránh việc phải cổ phần hoá doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi quá muộn, cần có sự chuẩn bị kỹ hơn, tránh
tình trạng "bình mới, rượu cũ" trong tổ chức doanh nghiệp. Chúng ta khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới trong việc xây dựng các tập đoàn kinh tế, song cũng không thể rập khuôn máy móc theo bất cứ mô hình nào; mà cần chủ động, linh hoạt vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của đất nước; tranh thủ tận dụng những tri thức tiên tiến nhất trong xu thế hội nhập, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững theo định hướng XHCN.
1.4.5.2. Bài học về dịch vụ chuyển tiền bưu điện
Dịch vụ chuyển tiền bưu điện là một dịch vụ có nhiều hứa hẹn cho ngành BCVN. Tuy nhiên để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường thì các nhà cung cấp dịch vụ cần chú trọng đến chất lượng của dịch vụ, tính tiện lợi và dễ dàng cho người sử dụng. Việc xác định nhu cầu chính đáng của khách hàng và tìm mọi biện pháp để có thể thoả mãn nhu cầu của họ cần được đầu tư nghiên cứu một cách khoa học. Tổng công ty BCVN cần nghiên cứu để có thể giảm giá thành, cước phí, cũng như xây dựng niềm tin cho khách hàng. Khi đã xác định được mục tiêu cũng như các chiến lược kinh doanh đúng đắn cần phải theo đuổi mục tiêu đến cùng để đạt được kết quả như mong muốn.Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ Tiết kiệm bưu điện tới vùng sâu vùng xa. DVCTBĐ cần có mặt không chỉ tại các trung tâm Tỉnh, Thành phố và trung tâm các Quận, Huyện mà còn được cung cấp tại các xã, phường trong cả nước. Nhằm tăng tính cạnh tranh, giảm giá thành, phí của dịch vụ cần hiện đại hoá mạng lưới theo mô hình cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý thống nhất hệ thống thông tin, hệ thống dữ liệu khách hàng cũng như quản lý giao dịch trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại. Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên giao dịch ngày càng chuyên nghiệp cả về trình độ nghiệp vụ và phong cách phục vụ khách hàng, chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Tổng công ty cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và mở rộng mối quan hệ hợp tác trong việc phát triển các dịch vụ mới.
CHƯƠNG II