Dịch vụ chuyển tiền bưu điện của Nga (DHL): Nga từ 1/10/2007 đã giới
thiệu một dịch vụ thanh toán hàng gửi có tên gọi “Domestic Transport Collect Cash”. Khách hàng hiện có thể thanh toán vận tải của mình bằng tiền mặt. Cho tới nay, dịch vụ này chỉ mới dành cho những khách hàng có tài khoản với DHL. Hiện dịch vụ mới này sẽ chỉ có ở Moscow nhưng trong tương lai gần công ty sẽ mở rộng ở các thành phố khác thuộc Nga. Sử dụng dịch vụ này, hàng gửi trên toàn nước Nga sẽ được chuyển phát vào cuối ngày làm. Bên cạnh đó khách hàng có thể sử dụng các giải pháp đóng gói và bảo hiểm của
DHL. Kể từ giữa tháng 12/2007, công dân của Nga và Pháp có thể trao đổi điện chuyển tiền điện tử thông qua thoả thuận giữa bưu chính Nga và Ngân hàng bưu chính Pháp (La Post). Theo đó, người dân Nga và Pháp có thể gửi thư bằng đường bưu điện thông qua Hệ thống tài chính quốc tế (IFS) và chuyển thông tin tài chính điện tử an toàn (STEFI) của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU). Điện chuyển tiền sẽ được chuyển phát trong vòng 2 ngày. Tối đa một hoá đơn chuyển tiền là 1,5 ngàn euro. Điện chuyển tiền ở Nga sẽ được nhận và thanh toán bằng đồng rúp, ở Pháp sẽ là euro. Ở Pháp tất cả các bưu cục đều cung cấp dịch vụ này, ở Nga là tất cả các bưu cục trừ các bưu cục ở vùng sâu ở nông thôn. Mức cước cho các dịch vụ sẽ khoảng từ 2 đến 5% phụ thuộc vào hoá đơn chuyển tiền đáp ứng các mức cước hiện thời về chuyển tiền quốc tế [26].
Dịch vụ chuyển tiền bưu điện của Nhật Bản: Trong một báo cáo mới đây,
của ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, hệ thống bưu điện nhiều nước đã có kinh nghiệm cung cấp, quản lý các dịch vụ tài chính trong một thời gian dài, có nước đến trên 100 năm. Tuy mỗi nước có phương pháp cung cấp dịch vụ khác nhau, nhưng hầu hết tại các bưu cục đều cung cấp một số dịch vụ cơ bản như tài khoản, tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán. Tại 50 nước đang phát triển, các tổ chức tài chính bưu chính đã tạo điều kiện cho 600 triệu người có cơ hội tiếp cận hệ thống tài chính, với 370 triệu tài khoản tiết kiệm, huy động được hơn 90 tỷ USD và thực hiện khoảng 3,4 tỷ giao dịch tiền tệ. Mặc dù mạng lưới tài chính bưu chính tại một số nước còn hạn chế như: Chất lượng dịch vụ chưa cao, hạ tầng chưa phát triển mạnh, chưa được sự quan tâm của chính phủ, nhưng tài chính bưu chính là cách tiếp cận nguồn tài chính tín dụng tiện lợi nhất cho người nghèo, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng sâu. Báo cáo cũng cho biết, hiện có khoảng 80 nước trên thế giới đã và đang triển khai hạ tầng để cung cấp dịch vụ tài chính qua mạng bưu điện. Hai điển hình về thành công là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngân hàng bưu điện Nhật Bản hiện là tổ chức tài chính lớn nhất nước và chi phối mạnh mẽ tới nền kinh tế Nhật, với
số vốn sở hữu 3.000 tỷ USD. Đi sau Nhật Bản, Hàn Quốc cũng phát triển rất thành công dịch vụ tài chính bưu điện với nhiều dịch vụ đa dạng và tiện ích.
Tại Nhật, DVCTBĐ thực hiện các dịch vụ như: gửi tiết kiệm, chuyển tiền, tự động thanh toán các chi phí công cộng như tiền điện, tiền ga, tiền điện thoại, tiền xem truyền hình… và thanh toán thẻ tín dụng. Khách hàng có thể mở tài khoản tại ngân hàng hay bưu điện để sử dụng các dịch vụ như gửi tiền..v.v.. cần phải mang theo các loại giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, giấy chứng minh đăng ký ngoại kiều...
Mở tài khoản: Để sử dụng được những loại dịch vụ đó, trước hết cần phải
mở một tài khoản. Hãy đến vào giờ làm việc ghi những điều cần thiết vào đơn, đóng dấu rồi nộp đơn. Ngân hàng làm việc từ thứ hai đến thứ sáu từ 9h đến 15h, bưu điện làm việc từ thứ hai đến thứ sáu từ 9h đến 16h. Khi không sử dụng, nhất thiết phải đóng cửa tài khoản.
Thẻ rút tiền mặt: Khi mở tài khoản thường ở ngân hàng Bưu điện bạn sẽ
được nhận một thẻ rút tiền mặt. Khi sử dụng thẻ, bằng số mật mã đã đăng ký trước bạn có thể lấy ra hoặc gửi tiền vào bằng máy mà không cần phải thông qua quầy tiếp nhận.
Chuyển tiền ra nước ngoài: Có thể chuyển bằng ngân hàng bưu điện. Có thể
nhận tiền gửi từ nước ngoài vào cũng như chuyển tiền ra nước ngoài. Khi đó, cần phải biết tên ngân hàng, tên chi nhánh, loại tài khoản, số tài khoản, địa chỉ, họ tên, số điện thoại của người nhận.
Chuyển tiền qua ngân hàng: (i) Gửi bằng chi phiếu (séc)Tại ngân hàng có
thu đổi ngoại tệ, sau khi điền vào tờ (Giấy ủy thác chuyển tiền ra nước ngoài và giấy thông báo) thì bạn sẽ nhận được tờ chi phiếu, sau đó bạn tự mang đến bưu điện để gửi. Cần phải trả phí làm thủ tục; (ii) Nếu biết tên ngân hàng, tên tài khoản của người nhận thì điền vào (Giấy ủy thác chuyển tiền ra nước ngoài và giấy thông báo) rồi ủy thác chuyển tiền. Phải trả phí làm thủ tục và phí gửi điện tín. Xin chú ý là tùy theo nước mà lệ phí sẽ khác nhau.
Chuyển tiền qua bưu điện: (i) Chuyển bằng chi phiếu (séc): Sau khi điền vào (Giấy yêu cầu chuyển tiền quốc tế) bạn sẽ nhận được chi phiếu do bưu điện làm. Phải trả lệ phí làm thủ tục. Có thể tự mình đi gửi hoặc nếu gửi bằng bưu điện, thì phải trả phí bưu điện; (ii) Chuyển tiền từ sổ tài khoản: Tùy theo quốc gia mà việc chuyển tiền bằng sổ tài khoản có thể được hay không. Trong trường hợp này sau khi điền vào (Giấy yêu cầu chuyển tiền quốc tế) cần phải điền vào tờ giấy để chuyển tiền bằng sổ tài khoản ở quầy tiếp nhận số sổ tài khoản của người nhận. Chú ý là tùy theo cơ quan tài chính mà cách thức làm đơn, các loại dịch vụ, từ dùng có khác nhau.
Nhà kinh doanh lỗi lạc Masao Ogura - nguyên Tổng Giám đốc công ty vận tải Yamato với biểu tượng con mèo đen nổi tiếng ở Nhật, Masao Ogura được coi là cha đẻ của dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa đến tận nhà (takkyubin) hiện rất phổ biến tại Nhật. Ông còn được người dân Nhật hết sức kính trọng và yêu mến vì đã dám đấu tranh với công quyền, và dành trọn tài sản của mình lập quĩ phúc lợi dành cho những người khuyết tật. Cho đến đầu năm 1971, dịch vụ vận chuyển hàng nhỏ lẻ ở Nhật Bản chỉ được Công ty đường sắt quốc gia cung cấp. Muốn nhận, muốn gửi hàng thì người gửi, người nhận đều phải đến những ga lớn. Đi nhận một giỏ táo gửi từ quê lên cũng phái mất nửa ngày. Người gửi cũng chả biết hàng mình sẽ đi trong bao lâu nên không dám gửi những đồ dễ hư như thực phẩm tươi…Thái độ phục vụ của nhân viên Công ty đường sắt quốc gia lúc đó cũng rất tệ, không tôn trọng người tiêu dùng. Ngày nay, với dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà, chỉ với một cú điện thoại là sẽ có người đến tận nhà lấy hàng và hầu như hàng sẽ được phát gần như trên toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản vào ngày hôm sau. Khi gửi hàng có thể chỉ định giờ phát hàng. Khi vắng nhà không nhận được hàng thì chỉ cần gọi điện thoại là hàng sẽ được đem đến vào giờ yêu cầu.
Khi về thăm quê thì gửi quà cáp, hành lý, khi đi đánh gôn, trượt tuyết thì gửi dụng cụ…và chỉ đi bằng hai tay không. Vào các dịp lễ tết cũng có thể
gửi đồ trái cây, thịt cá tươi…Khi cần mua CD, sách thì chỉ cần gọi điện thoại…thì mấy ngày sau sẽ có người mang đến. Vào năm 1976, khi dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà bắt đầu hoạt động thì số lượng hàng gửi qua Công ty đường sắt quốc gia là 64.700.000 gói hàng, qua bưu điện là 178.800.000 gói thì ngày nay, chỉ riêng Công ty vận tải Yamato đã chuyển mỗi năm trên 700.000.000 gói hàng. Dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà đã làm cho dịch vụ chuyển hàng nhỏ lẻ của Công ty đường sắt quốc gia phải ngưng từ năm 1986. Tuy nhiên, con đường hình thành thị trường dịch vụ này không bằng phẳng. Có thể nói, nếu không có tinh thần dũng cảm và tích cực của Masao Ogura thì thì trường này chưa chắc sôi động như hiện nay. Công ty vận tải Yamato thành lập vào năm 1920, là công ty vận tải lâu đời thứ hai của Nhật Bản. Lúc này trên toàn Nhật Bản có tất cả 204 chiếc xe tải và Công ty vận tải Yamato chỉ có 4 chiếc. Trong thời kỳ phát triển kinh tế cao độ của Nhật trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước, Công ty Yamato đã thua cuộc trong cuộc chạy đua trên dịch vụ vận tải đường dài, cộng thêm cú sốc của cơn khủng hoảng dầu lửa vào năm 1973, qui mô Công ty đã phải giảm từ 5000 người xuống 4000 ngàn người và đối mặt với nguy cơ phá sản. Masao Ogura nối tiếp người cha lên làm Tổng Giám đốc Công ty vận tải Yamato vào năm 1971. Năm 1974, ông trình đề án dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà lên HĐQT Công ty và nói rằng chỉ có dịch vụ này mới cứu được công ty khỏi bờ vực phá sản. Chỉ có một thành viên ban quản trị đồng ý, những người còn lại đều phản đối. Ai cũng nghĩ nhận gửi hàng trực tiếp từ các hộ gia đình thì số lượng sẽ không bao nhiêu và với giá vài trăm Yên một gói hàng thì không biết bao giờ mới có lời. Masao Ogura nói:”Thà đánh một trận thắng thua còn hơn ngồi chờ chết”. Ông nỗ lực thuyết phục HĐQT và thực hiện triển khai dịch vụ. Vào ngày đầu tiên hoạt động 20 tháng 1 năm 1976, chỉ có 2 gói hàng được gửi. Dù vậy, Masao Ogura vẫn quyết tâm triển khai các trạm dịch vụ khắp vùng Kanto. Tình trạng thua lỗ ở các trạm dịch vụ liên tục xảy ra. Tuy nhiên, thật kỳ diệu là qua truyền miệng, rằng “có một dịch vụ gửi hàng mỗi ngày, đến lấy hàng
tận nhà chỉ qua một cú điện thoại”, dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà của Công ty vận tải Yamato ngày càng được nhiều người biết đến. Số lượng hàng gửi tăng lên nhanh chóng. Lúc này, Masao Ogura nói: “Có dịch vụ tốt thì sẽ có khách hàng, dịch vụ kém thì chẳng bao giờ có lời”. Chướng ngại đầu tiên của dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà là giấy phép của Bộ Vận tải. Để bắt đầu hoạt động dịch vụ ở một địa phương nào đó thì phải xin giấy phép tuyến đường của Bộ Vận tải. Masao Ogura nói: “Đường trên trời đất, ai đi chẳng được!” và tích cực xin giấy phép chạy các tuyến đường ở các địa phương, nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn vì các công ty vận tải địa phương bắt tay cùng nhau vận động các chính trị gia gây áp lực. Có những tuyến đường mà Masao Ogura phải mất 4 năm mới xin được giấy phép. Masao Ogura luôn dùng cách đường đường chính chính để mở rộng kinh doanh. Trước tiên ông kiên trì thuyết phục các công ty vận tải địa phương bỏ chiến dịch vận động phản đối. Nếu không được thì ông mới yêu cầu cơ quan Nhà nước thẩm tra các công ty đó về thái độ không chấp hành các quyết định hành chính, căng hơn nữa là dẫn đến tố tụng. Một khó khăn nữa của Luật Vận tải đường bộ là lập các trạm giao dịch cũng đều phải xin giấy phép. Trong khi dịch vụ này cần một lượng trạm giao dịch vô cùng lớn. Giá vận tải tối thiểu theo qui định của Luật Vận tải đường bộ lúc đó phải tính ở mức “trọng lượng 50kg, cự ly 50km”. Mức này quá lớn không phù hợp với dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà. Luật Vận tải Đường bộ lúc đó hoàn toàn không áp dụng được cho sản phẩm mới xuất hiện là dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà này. Masao Ogura quyết định đấu tranh đòi sửa Luật. Masao Okura nói:”Yamato không có một thế lực chính trị nào, cho dù có cũng không sử dụng. Con đường chui là con đường bẩn thỉu. Phải tấn công từ chính diện”. Báo chí đã ủng hộ ông. Cuối cùng ông cũng có được định mức giá dành cho dịch vụ chuyển phát nhanh tận nhà qua nhiều năm đấu tranh với Bộ Vận tải. Sau khi Yamato thành công, dịch vụ chuyển hàng lẻ của Công ty đường sắt quốc gia phải ngưng từ năm 1986. Bưu điện cũng bắt chước hình thức dịch vụ này. Nhiều công ty mới
cũng bắt đầu tham gia vào thị trường như Nitsu với biểu tượng con bồ nông (Pelican), Seino với biểu tượng Kanguru…Yamato đáng lẽ đã xin được giấy phép quyền sở hữu về dịch vụ này nhưng Masao Ogura đã không làm thế. Ông nói là chỉ có cạnh tranh thì thị trường mới phát triển và lớn mạnh lên được. Masao Ogura cũng nhắm vào thị trường Bưu điện, ông nói là nếu để cho Yamato làm thì Yamato sẽ phát thiệp năm mới với giá 20 Yên một tấm so với 80 Yên của ngành Bưu điện. Tuy nhiên, Luật Bưu điện của Nhật Bản qui định là Công ty vận tải không được vận chuyển các tín thư như thiệp năm mới…Masao Ogura đã từng chủ trương đấu tranh để tham gia vào dịch vụ bưu điện để cung cấp cho người tiêu dùng một dịch vụ có giá rẻ và chất lượng cao hơn [26 ].