Bộ máy lãnh đạo và quản lý: (i) Bao gồm hội đồng thành viên, kiểm soát viên, giám đốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng, các phòng chức năng; (ii) Hội đồng thành viên và Kiểm soát viên: Do Tổng công ty bổ nhiệm. (iii) Giám đốc do Hội đồng thành viên bổ nhiệm; (iv) Các Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phó phòng ban do Giám đốc bổ nhiệm (Tổ chức - hành chính, Kế hoạch - đầu tư, kế toán - thống kê, Nghiệp vụ - kinh doanh, tin học, thanh toán - đối soát -Trong quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức của các phòng, tổ có thể thay đổi cho phù hợp với mục tiêu phát triển của Công ty).
Bộ phận sản xuất: Tổ chức kinh doanh trực tiếp và thực hiện thử nhiệm dịch
vụ mới gồm Chi nhánh I (tại Hà Nội) và Chi nhánh II (tại TP. HCM).
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm chuyển tiền
Bộ phận sản xuất Bộ phận quản lý
P. giám đốc trung tâm Giám đốc trung tâm
Ph òn g tổn g h ợp Ph òn g k ế t oá n T .C Ph òn g N .V tổn g h ợp Ph òn g đối s oá t C hi nh án h H à N ội Chi n há nh T .P H .C M
Mối quan hệ của Trung tâm với các đơn vị: (i)Với Tổng công ty BCVN:
- Tổng công ty là đại diện chủ sở hữu Nhà nước trực tiếp tại Trung tâm, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Trung tâm;
- Tổng công ty phê duyệt chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm của Trung tâm;
- Tổng công ty quyết định phương án hợp tác kinh doanh thông qua hợp đồng kinh tế giữa Trung tâm với các đơn vị thành viên của Tổng công ty;
- Tổng công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Trung tâm trong phạm vi vốn điều lệ của Trung tâm;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, Tổng công ty thực hiện công tác kiểm tra giám sát hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và điều lệ của Tổng công ty;
- Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, mức lương với các thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên;
- Tổng công ty phê duyệt, sửa đổi, bổ sung điều lệ của Trung tâm; - Tổng công ty quyết định điều chỉnh tăng vốn điều lệ của Trung tâm, bảo lãnh tín dụng cho Công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng khi cần thiết;
- Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ Tổng công ty;
- Ngoài ra Tổng công ty còn thực hiện: (i) Ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy định nghiệp vụ Chuyển tiền; (ii) Ban hành khung giá cước, mức tiền gửi dịch vụ chuyển tiền; (iii) Ban hành hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ toàn mạng lưới; Mở hoặc ngừng cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, quyết định việc liên kết cung cấp dịch vụ hoặc thử nghiệm dịch vụ mới;
- Trung tâm Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của Tổng công ty, thực hiện các nhiệm vụ SXKD của Tổng công ty giao trên cơ sở hợp đồng
Biểu Đồ ĐH&Sau ĐH, 46 Trung Cấp, 20 Công Nhân, 34 ĐH&Sau ĐH Trung Cấp Công Nhân
kinh tế; chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động SXKD; được tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hợp đồng kinh tế do Tổng công ty ký và giao lại;
- Trung tâm được quyết định các dự án đầu tư tại Trung tâm;
- Trung tâm chịu trách nhiêm trước Tổng công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do Tổng công ty đầu tư; bảo toàn và phát triển vốn;
- Trung tâm được xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư đơn giá tiền lương và các chi phí khác trên cơ sở đảm bảo hiệu quả SXKD của Trung tâm và phù hợp với các quy định của luật pháp, điều lệ của Tổng công ty;
- Trung tâm thực hiện hạch toán kinh doanh, thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và điều lệ của Tổng công ty;
- Trung tâm thục hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp, pháp luật có liên quan; (ii) Với các đơn vị thành viên của Tổng công ty: thực hiện các mối quan hệ thông qua hợp đồng kinh tế.
Tình hình lao động: Theo số liệu thống kê đến hết ngày 31/12/2007 thì toàn
Trung tâm có tổng số 137 lao động trong đó: Đại học và trên đại học là:46 người; Trung cấp là: 20 người chiếm; Công nhân là; 34 người.
Hình 2.4. Cơ cấu nhân sự của Trung tâm Chuyển tiền
Nguồn: Trung tâm
Chuyển tiền 2007
2.2.4. Cấp Bưu điện
tỉnh, thành phố và
các Công ty theo
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty BCVN hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính bao gồm các Bưu điện tỉnh, thành phố; Cục bưu điện Trung ương; 5 đơn vị chuyên Bưu chính là Công ty Bưu chính liên tỉnh và Quốc tế, VPSC, Công ty PHBCTW, Công ty Tem và Công ty In tem Bưu điện.
- Các bưu điện tỉnh, thành phố là các đơn vị thành viên, được tổ chức theo địa giới hành chính, có chức năng nhiệm vụ tổ chức khai thác vận chuyển mạng đường thư cấp II, cấp III; tổ chức quản lý và phát triển hệ thống Bưu cục và điểm phục vụ công cộng; trực tiếp cung cấp các dịch vụ Bưu chính -Viễn thông đến khách hàng. Cấp Bưu điện tỉnh, thành phố có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Quyết định mở, ngừng cung cấp dịch vụ chuyển tiền trong nước và Chuyển tiền quốc tế tại các điểm cung cấp dịch vụ trong phạm vi quản lý;
+ Xây dựng và ban hành các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ chuyển tiền trong phạm vi quản lý;
+ Qui định giờ giao dịch chuyển tiền tại các Điểm cung cấp dịch vụ; + Chỉ định đơn vị làm đầu mối dịch vụ chuyển tiền của Bưu điện tỉnh (gọi tắt là đầu mối tỉnh) để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a. Cập nhật số liệu phát hành, trả tiền của bưu điện tỉnh và chuyển đến Trung tâm Chuyển tiền;
b. Làm đầu mối chuyển, nhận chuyển tiền nhanh của bưu điện tỉnh; c. Lưu giữ chứng từ chuyển tiền của bưu điện tỉnh;
d. Tổng hợp tình hình hoạt động nghiệp vụ và quỹ chuyển tiền của bưu điện tỉnh.
+ Kiểm tra, kiểm soát, theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo Tổng công ty tình hình hoạt động nghiệp vụ chuyển tiền của bưu điện tỉnh;
+ Tổ chức, điều tiết quỹ chuyển tiền và cung ứng tiền mặt đảm bảo chi trả các phiếu chuyển tiền và đảm bảo an toàn quỹ chuyển tiền trong phạm vi quản lý theo đúng qui định;
+ Đề xuất với Tổng công ty việc liên kết cung cấp dịch vụ hoặc thử nghiệm dịch vụ chuyển tiền mới;
+ Được hạch toán vào doanh thu của đơn vị khoản doanh thu được phân chia về dịch vụ chuyển tiền, bao gồm các khoản thu cước từ các dịch vụ nêu tại điều 3 và điều 4, theo qui chế tài chính của Tổng công ty.