Xây dựng khung khổ pháp luật đầy đủ thông qua việc ký kết các hiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 93 - 94)

bản pháp luật.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc củng cố khung pháp lý cho hoạt động thương mại, trong các cuộc trao đổi Đoàn cấp cao, Việt Nam và các nước đối tác Bắc Phi đưa ra những đề nghị ký kết các Hiệp định thương mại và các Hiệp định hỗ trợ cho việc phát triển các hoạt động về thương mại như các Hiệp định thương mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định về hợp tác ngân hàng, Hiệp định về vận tải biển,... Hiện nay Việt Nam đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế thương mại khoa học kỹ thuật với Tuynidi, An-giê-ri, Xu đăng, Ai Cập, Libi và Hiệp định thương mại song phương với 5 nước Bắc Phi là Libi, Ai Cập, An-giê-ri, Tuynidi, Ma-rốc. Bên cạnh đó, cuối năm 2006,

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ cả Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau khi trở thành thành viên đầy đủ của WTO, thuận lợi cơ bản nhất trong đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi là hàng hoá được hưởng thuế suất MFN. Trước đây, Việt Nam mới có MFN với 13/54 nước Châu Phi. Như vậy, sau khi gia nhập, ta đã có thêm được 37 thị trường mới được hưởng thuế suất ưu đãi của MFN (vì có 6 nước Châu Phi chưa là thành viên của WTO, trong đó có 2 nước đã dành MFN cho ta). Hơn nữa, với thị trường tương đối khó khăn và nhiều rủi ro như Châu Phi, thì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ là một biện pháp tương đối hữu hiệu để xử lý những vụ kiện thương mại. Có thể nói, cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Châu Phi là tương đối lớn.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 93 - 94)