Định hướng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 83 - 84)

Tất cả những ngành công nghiệp chủ chốt trong giai đoạn tới sẽ được tập trung tối đa nguồn lực nhằm đẩy mạnh sản xuất để tăng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu trong nước. Các ngành ưu tiên bao gồm các nhóm:

Nhóm hàng công nghiệp có lợi thế cạnh tranh: là nhóm hàng đáp ứng tốt các tiêu

chí về năng lực sản xuất, giá cả, chất lượng và thị trường đồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước về lao động và tài nguyên (dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ..). Định hướng chung cho nhóm hàng này là chuyển dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công, tăng cường khâu thiết kế, tiếp tục huy động nguồn vốn tư nhân và đầu tư nước ngoài để phát triển nhóm ngành.

Nhóm ngành sản xuất tư liệu sản xuất: đây là nhóm ngành có vai trò quan trọng,

tăng khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế gồm: hóa chất cơ bản, khai khoáng, cơ khí.. Định hướng phát triển ngành hàng này là tập trung hoàn thành tiến độ các dự án trọng điểm để đảm bảo tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước, tăng cường đầu tư chế biến sâu, nâng cao dần giá trị gia tăng trong sản phẩm khai thác nguồn tài nguyên trong nước có hiệu quả..

Nhóm hàng công nghiệp tiềm năng: Đây là nhóm hàng hiện tại năng lực cạnh tranh

còn thấp nhưng có tiềm năng phát triển bao gồm lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, hóa dược, hóa mỹ phẩm.. Định hướng phát triển nhóm hàng này là tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, chủ động tiếp cận, từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển trước một bước công nghiệp phụ trợ và tăng cường công tác đào tạo lao động có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của nhóm ngành trong giai đoạn tới.

Bảng 3.3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nhóm công nghiệp và TCMN giai đoạn 2008 - 2015

Đơn vị: triệu USD

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng cộng 22.108 26.094 30.590 35.674 41.453 48.071 55.723 64.674 Dệt may 7.261 8.007 8.752 9.498 10.243 10.989 11.734 12.480 Da giầy 4.287 4.685 5.083 5.480 5.878 6.276 6.674 7.072 TCMN 1.009 1.228 1.495 1.819 2.214 2.694 3.279 3.991 Đồ gỗ 3.242 4.003 4.849 5.779 6.794 7.894 9.079 10.348 Điện tử 3.076 3.857 4.742 5.731 6.824 8.021 9.323 10.729 Dây điện 1.328 1.823 2.501 3.431 4.708 6.459 8.862 12.159 SP nhựa 805 1.011 1.244 1.504 1.792 2.107 2.450 2.820 Hàng khác 1.098 1.481 1.925 2.432 3.000 3.630 4.322 5.075

(Nguồn: Chuyên khảo chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 83 - 84)