Với 195 triệu dân tính đến hết năm 2007, có các nền văn hoá đa dạng và trình độ phát triển khác nhau Bắc Phi là thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng về hàng hoá sản xuất và tiêu dùng. Theo số liệu thống kê của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tốc độ nhập khẩu giai đoạn 2000-2006 của châu Phi tăng trung bình 16% trong đó năm 2006 con số này đạt 21%. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế khả quan (tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2006 là khoảng 4,3%) và nhu cầu nhập khẩu của châu lục này tăng khá nhanh, đời sống chính trị từng bước đi vào ổn định, các chính sách hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước châu Phi trong những năm gần đây và sự quan tâm đặc biệt của các nước lớn vào khu vực này. Năm 2006, chúng ta liên tục chứng kiến các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Nga, Ấn Độ, Trung Quốc tới châu Phi, đặc biệt Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Châu Phi, tại đây nước này cam kết tăng gấp đôi viện trợ, tăng gấp đôi lượng hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu từ châu Phi và cũng cam kết cho các nước này vay 5 tỷ USD trong 2 tỷ USD là tín dụng xuất khẩu. Việt Nam
có thể thấy châu Phi là một thị trường rất tiềm năng, và một hướng quan trọng mà ta cần đẩy mạnh khai thác.
Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu sang Châu Phi và khu vực Bắc Phi của Việt Nam giai đoạn 2008-2015
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Châu Phi Tốc độ tăng trƣởng Khu vự Bắc Phi
2008 1.800 25% 197,7 2009 2.250 25% 247,16 2010 2.812,5 25% 308,95 2011 3.515,6 25% 386,2 2012 4.395 25% 482,7 2013 5.493 25% 603,4 2014 6.866,3 25% 754,3 2015 8.582,8 25% 942,8
(Nguồn: Số liệu Vụ Tây Á, 2008)
Trong định hướng phát triển xuất khẩu cả nước nói chung do Đại Hội Đảng X đề ra, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu là 16%/năm từ 2006 đến 2010. Tuy nhiên trong điều kiện hiểu biết của ta về thị trường châu Phi còn hạn chế và những khó khăn nói chung khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này (theo đánh giá của Uỷ ban kinh tế liên Hiệp Quốc thì châu lục này đạt tốc độ tăng trưởng 5,8% trong những năm tới), nên giai đoạn 2008 – 2010 được coi là giai đoạn Việt Nam tiếp tục thâm nhập và tìm hiểu thị trường, trong giai đoạn này ta phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt khoảng 24 - 25%/năm và đạt mức trên 2,8 tỷ USD vào năm 2010. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới hiện nay và khó khăn trong nội tại nền kinh tế Việt Nam, để đạt được con số trên thì cần phải có những chính sách phát triển thị trường và khuyến khích các doanh nghiệp cụ thể.
Đến giai đoạn 2010 – 2015, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và hoạt động trao đổi thương mại, giai đoạn này được xác định là thời điểm thực hiện phát triển theo chiều sâu, Việt Nam cần đẩy mạnh thâm nhập sâu vào thị trường châu Phi cả về diện và lượng. Chúng ta phấn đấu đưa hàng hoá Việt Nam vào được nhiều nước châu Phi hơn, với khối lượng lớn hơn và các mặt hàng phong phú hơn. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn này là 25%/năm và đạt mức khoảng gần 5 tỷ USD năm 2015 [11]