Tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thƣơng mại của Việt Nam và

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 43 - 45)

các quốc gia Bắc Phi trong quá trình hội nhập

Chính sách thương mại của Việt Nam đối với Châu Phi là nhất quán, không nằm ngoài khuôn khổ chính sách quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi không tách rời quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, về quy mô, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi còn nhỏ bé, chưa tương xứng với mối quan hệ và tiềm năng của hai bên trên tất cả các lĩnh vực.

Có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thị trường các quốc gia Bắc Phi ở những khía cạnh sau đây:

Thứ nhất là, mở rộng thị trường buôn bán, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi

tiến hành trao đổi thương mại với các quốc gia châu Phi nói chung và khu vực Bắc Phi nói riêng, Việt Nam luôn thặng dư. Nói cách khác, chúng ta luôn xuất siêu sang khu vực khách hàng này. Đây là một thị trường khá dễ tính, lại có nhu cầu cao về lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng, thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là khu vực nhiều tài nguyên thiên nhiên thô, có nhiều tiềm năng hợp tác trong quá trình phát triển của đất nước ta.

Thứ hai là, tạo môi trường cạnh tranh cao nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, từ đó

giúp doanh nghiệp đảm bảo năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cả về giá cả và về chất lượng. Nhu cầu của thị trường Bắc Phi là rất lớn. Các mặt hàng Bắc Phi cần nhập khẩu đều nằm trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam và hầu hết là những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn. Bên cạnh thuận lợi đó vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức khi hàng hóa Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác trên thế giới đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, phong phú, giá cả thấp. Đặc điểm này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng cải tiến mẫu mã cũng như công nghệ nhằm xuất khẩu được sản phẩm, từ đó thúc đẩy sản xuất. Đồng

thời, chính sách thương mại sẽ hỗ trợ thông qua những quy định thông thoáng, tạo điều kiện xây dựng thị trường trong nước thống nhất, môi trường đầu tư ổn định, thu hút nhà đầu tư.

Thứ ba là, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính sách thương mại khuyến khích xuất khẩu sẽ thúc đẩy ngành sản xuất nội địa phát triển hướng về xuất khẩu, nhất là những ngành có tỷ lệ chế biến và hàm lượng chất xám cao. Chính sách nhập khẩu tạo điều kiện cho ngành kinh tế trong nước tiếp cận công nghệ tiên tiến, ứng dụng và sản xuất.

Thứ tư là, thúc đẩy ngoại thương phát triển, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội

tiếp xúc với đối tác nước ngoài, từ đó tự tạo ra cơ hội kiếm tìm đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu cũng như đầu vào cho sản phẩm cần nhập khẩu.

Tóm lại, có thể thấy rõ ràng rằng, thị trƣờng các quốc gia châu Phi nói chung và các quốc gia Bắc Phi nói riêng là rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các quốc gia Bắc Phi vừa là thị trƣờng tiêu thụ, vừa là cửa ngõ để hàng hoá Việt Nam có để xâm nhập sâu vào châu Phi. Các quốc gia khu vực này có tình cảm hữu nghị, tốt đẹp với dân tộc Việt Nam, với nhân dân Việt Nam và đó là lợi thế đặc biệt cho quan hệ thƣơng mại phát triển. Đây cũng là cơ hội lớn để Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu triển khai hợp tác để có những kết quả to lớn trên cả bình diện chính trị và thƣơng mại.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA BẮC PHI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)