Mặt hàng dệt may

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 58 - 61)

Với tốc độ tăng trưởng cao ở nhiều nước, mức thu nhập của người châu Phi đã được cải thiện đáng kể. Do đó, nhu cầu đối với những mặt hàng tiêu dùng trong đó có dệt may ngày càng cao. Ai Cập và Ma-rốc là hai trong số bốn quốc gia nhập khẩu dệt may nhiều nhất của Châu Phi (Ai Cập, Ma-rốc, Tuynidi và Nam Phi). Chỉ tính riêng kim ngạch của bốn quốc gia này, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may năm 2006 đã đạt 7,6 tỷ USD, chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của toàn châu Phi.

0 500 1000 1500 2000 2500

Ai Cập Nam Phi Ma-rốc Tuy-ni-di

sản phẩm dệt sản phẩm may

(Đơn vị: triệu USD) Hình 2.5. Một số nƣớc châu Phi nhập khẩu dệt may năm 2006

Qua hình 2.5 có thể thấy kim ngạch nhập khẩu hàng dệt vẫn chiếm tuyệt đối so với hàng may mặc. Các nước nhập khẩu chủ yếu là những nước có nền sản xuất dệt may phát triển từ lâu và hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với vai trò là một ngành sản xuất mang lại nhiều công ăn việc làm cũng như ngành xuất khẩu mang lại ngoại tệ.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, hàng dệt may xếp sau mặt hàng cà phê, hải sản, hạt tiêu và mặt hàng điện tử. Tốc độ tăng trưởng khá tuy nhiên chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn giá cả của sản phẩm đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực tiếp cận nhanh hơn với thị trường có nhu cầu mạnh về mặt hàng này được ước tính lên tới 12 tỷ USD/năm, trong khi hàng của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,5% thị phần toàn khu vực.

Trước thực tế nhu cầu cao đối với các sản phẩm dệt may của thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú trọng phát triển mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng châu Phi, đặc biệt là người da đen, lựa chọn chất liệu phù hợp với thời tiết, giá cả cũng đa dạng theo từng đối tượng chi tiêu. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang châu Phi là màn tuyn chống muỗi (năm 2006, xuất khẩu mặt hàng này tăng gấp 4 lần so với năm 2005). Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm dệt may khác của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang được tiêu thụ thị trường châu Phi như ga trải giường, áo sơ mi, áo khoác, quần áo trẻ em và áo gió.

Ngoài ra, ta đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện-điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp… tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao. Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia, Ấn Độ và nhất là Trung Quốc. Một số thăm dò của các doanh nghiệp cho thấy hàng Trung Quốc

nhiều khi rẻ hơn sản phẩm cung loại của Việt Nam từ 1,5 - 2 lần, rất phù hợp với sức mua của người tiêu dùng bình dân ở các quốc gia Bắc Phi.

Nhận xét chung

Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Bắc Phi có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu còn hẹp và đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng như nông sản, giày dép, dệt may. Trong khi đó, tại các nước này lại rất thiếu thốn những mặt hàng tiêu dung khác. Thực tế ta chưa khai thác hết các mặt hàng có nhu cầu lớn như đồ điện, điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chế biến, đồ hộp, sản phẩm cơ khí nông nghiệp, sản phẩm nhựa, xe máy, xe đạp và phụ tùng, đồ chơi trẻ em, dược phẩm, thuốc chống sốt rét... Đây là những mặt hàng ta có thế mạnh và hoàn toàn có khả năng xuất khẩu.

Bảng 2.5. 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Bắc Phi 6 tháng đầu năm 2008

Đơn vị: USD

STT Mặt hàng Kim ngạch Tỷ trọng

(%) Thị trƣờng chính

1 Cà phê 63.749.842.00 35,00 An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc, Xu-đăng, Tuynidi 2 Hải sản 24.295.350.00 13,34 An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi,

Ma-rốc, Xu-đăng, Tuynidi

3 Hạt tiêu 21.949.926.00 12,05

An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc, Xu-đăng, Mau-ri- ta-ni-a, Tuynidi

4 Hàng điện tử 18.070.817.00 9,92 Ai Cập, Mau-ri-ta-ni-a, Ma- rốc, Xu-đăng

5 Hàng dệt may 5.080.373.00 2,79

An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc, Xu-đăng, Mau-ri- ta-ni-a

6 Giày dép 3.760.023.00 2,06 Ai Cập, Ma-rốc, Xu-đăng,

7 Hàng rau quả 6.907.984.00 3,79

An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc, Xu-đăng, Mau-ri- ta-ni-a, Tuynidi

8 Than đá 9.029.344.00 4,96 Ai Cập

9 Gạo 2.476.942.00 1,36 An-giê-ri

10 Vải 3.219.411.00 1,77 Ai Cập, Ma-rốc, Tuynidi

(Số liệu thống kê Vụ Châu Phi, BTM – 2008)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 58 - 61)