Chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia Bắc Phi hiện nay

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 40 - 43)

Một trong những thay đổi rõ rệt trong quyết tâm mở rộng cửa nền kinh tế của các quốc gia Bắc Phi được thực hiện từ những năm 1980, đặc biệt là những năm 1990 là việc giảm đáng kể các hàng rào thương mại - cả thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu. Mức giảm thuế trong những năm 2000 – 2002 là mạnh mẽ nhất và quốc gia bảo hộ nhiều nhất khu vực Bắc Phi là Ai Cập, duy trì mức thuế cao nhất là 22,5%. [4]

Bên cạnh hàng rào thuế quan được hạ khá thấp thì hàng rào phi thuế của các quốc gia khu vực Bắc Phi cũng khá đơn giản thể hiện qua một số quy định cụ thể như sau:

Quy định về nhập khẩu hàng biến đổi gen (GMOs)

Các quốc gia Bắc Phi đã có những quy định, điều luật và chính sách về an toàn sinh học theo những quy định bắt buộc trong Nghị định thư Cartagena thuộc công ước về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc thong qua tháng 1/2000 và có hiệu lực vào tháng 3/2003. Từ 1995, Ai Cập quy định phải có giấy phép nhập khẩu trước khi nhập khẩu hàng GMOs. Tổ chức thống nhất châu Phi đã hoàn thành dự thảo Luật an toàn trong công nghệ sinh học theo mô hình châu Phi làm cơ sở cho việc xâu dựng luật này ở cấp quốc gia.

Tiêu chuẩn thực phẩm

Các nước Bắc Phi đang điều chỉnh các quy định về tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia cho phù hợp với chương trình chung về các tiêu chuẩn thực phẩm của FAO và WHO (Codex). An-giê-ri và Xu-đăng đều sử dụng Codex để xây dựng những quy định về tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia. Cho đến nay, khu vực này đã hài hoà hoá trên 300 tiêu chuẩn cho hàng hoá.

Tiêu chuẩn an toàn cho ngƣời sử dụng

Các nước Bắc Phi quy định rất chặt chẽ về nhãn mác, ký mã hiệu, trên đó phải ghi rõ những thông tin cần thiết cho người sử dụng như: nước xuất xứ, thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, ngày hết hạn và thời hạn sử dụng tốt nhất. Ngoài ra Ai Cập, Ma-rốc còn có những quy định khắt khe hơn. Ví dụ: Ai Cập quy định phải ghi rõ bằng tiếng Ả Rập các thông tin trên nhãn mác. Đặc biệt, trên bao gói của sản phẩm là thịt hay gia cầm phải có hàng chữ “Slaughtered according to the Islamic ritual” (giết mổ theo nghi thức Hồi giáo) hay “halal slaughtered” (giết mổ theo giới luật Hồi giáo)

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng

Ngày 30/9/1991, Hiệp định Bamako về chất thải độc hại cấm nhập khẩu và Châu Phi, kiểm soát việc vận chuyển quá cảnh và quản lý chất lượng độc hại ở Châu Phi đã

- Tại An-giê-ri, tất cả mọi hoạt động xuất nhập khẩu chỉ được thực hiện bởi các công ty có vốn đăng ký kinh doanh bằng hoặc cao hơn 20 triệu Đi-na (tương đương khoảng 274.000 đô la Mỹ). Các Công ty nhỏ hơn, muốn nhập khẩu phải uỷ thác qua các Công ty có đủ số vốn nói trên.

- Cũng bắt đầu từ 01/01/2006, An-giê-ri cấm nhập ô tô cũ từ 3 năm tuổi trở lên.

- Bắt đầu từ 01/01/2006, An-giê-ri xóa bỏ hoàn toàn thuế Hải quan phụ thu 12% đối với khoảng 500 sản phẩm (theo lộ trình cắt giảm mỗi năm 12% từ 2001 đến nay).

- Hiệp định hội nhập An-giê-ri - Cộng đồng châu Âu có hiệu lực từ 1/9/05. Theo đó, khoảng 2.000 dòng sản phẩm công nghiệp từ châu Âu (và ngược lại) bắt đầu được miễn thuế hoàn toàn ; khoảng 250 dòng nông hải sản được giảm thuế nhập khẩu từ 20 % đến 100% ; 64 dòng nông sản khác được hưởng chế độ hạn ngạch, giảm thuế từ 20% đến 100%.

- Lần đầu tiên, từ những năm 80 đến nay, tỷ giá đồng Đi-na An-giê-ri trong ngân hàng và trên thị trường “chợ đen” chuyển đổi ra USD gần bằng nhau (ngân hàng 74 DA = 1 USD ; thị trường “chợ đen” 75 DA = 1 USD). Đây là yếu tố rất thuận lợi cho các Công ty mua ngoại tệ tại các ngân hàng để nhập khẩu.

- Mức thuế nhập khẩu nông sản 30%, thành phẩm công nghiệp 30%, bán thành phẩm 15%

Theo sắc lệnh số 05-05 ngày 25/07/2005 của Tổng thống An-giê-ri, có hiệu lực từ 01/01/2006

được tất cả các nước Châu Phi ký kết tại Bamako, Mali. Theo hiệp định này, các nước sẽ tham gia xây dựng danh mục các chất thải độc hại cấm nhập khẩu và các biện pháp quản lý phù hợp với tinh thần hiệp định cũng như luật pháp quốc gia.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 40 - 43)