Bảng 3.5. Nhu cầu nhập khẩu các thị trƣờng trọng điểm của Việt Nam ở châu Phi 2008 - 2015
Khu vực Quốc gia Mặt hàng nhập khẩu chính Đông Bắc Phi
Ai Cập Máy móc thiết bị, đồ gỗ, thực phẩm, nhiên liệu, hóa chất
Xu-đăng Thực phẩm, đồ chế biến, thiết bị vận tải và lọc dầu, dược phẩm, hóa chất, dệt may, lúa mỳ..
Bắc Phi
An-giê-ri Máy móc, đồ bán thành phẩm, hàng tiêu dùng, lương thực, phương tiện giao thông…
Li-bi Dệt may, máy móc thiết bị, hóa chất, thực phẩm..
Ma-rốc Dầu thô, vải may mặc,, thiết bị viễn thong, lúa mỳ, ga và điện, chất dẻo,..
Tây Phi
Bờ Biển
Ngà Nhiên liệu, thực phẩm, trang thiết bị cơ bản Sênêgan Thực phẩm, đồ uống, nhu yếu phẩm, nhiên
liệu,..
Nigiêria Máy móc, hóa chất, thiết bị vận tải, đồ chế biến, đồ ăn…
Ghana Trang thiết bị, dầu, thực phẩm
Nam Phi
Cộng hòa Nam Phi
Máy móc thiết bị, hóa chất, sản phẩm dầu, thực phẩm
Ănggôla Máy móc thiết bị điện, xe cộ, linh kiện, dược phẩm, đồ ăn, dệt may, thiết bị quân sự…
Nguồn: CIA World Factbook
Như đã trình bày ở trên, châu Phi là một châu lục rộng lớn với 54 quốc gia với trình độ phát triển không đồng đều. Để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
vào thị trường này, ta cần xác định được các địa bàn trọng điểm, tạo bước đột phá xuất khẩu và làm bàn đạp để xâm nhập vào thị trường các quốc gia láng giềng trong khu vực. Các địa bàn trọng điểm được xác định là những quốc gia có triển vọng phát triển tốt, có nhu cầu cao với các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam, có kim ngạch buôn bán hai chiều tương đối và có cơ quan Thương vụ để thuận tiện cho các hoạt động giao thương và xúc tiến thương mại.