Thị trường An-giê-ri

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 70 - 73)

An-giê-ri có trữ lượng khí tự nhiên đứng thứ bảy trên thế giới, đứng thứ hai về xuất khẩu khí tự nhiên và đứng thứ 14 về trữ lượng dầu mỏ. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm hơn tới nông nghiệp nhưng vẫn chưa đảm bảo tự túc được lương thực. Các sản phẩm nông nghiệp chính của An-giê-ri là lúa mì, lúa mạch, yến mạch, nho, ôliu, cam, quýt, gia súc. Chính phủ đã có nhiều cố gắng để đa dạng hoá nền kinh tế bằng việc thu hút các nguồn đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực năng lượng, giảm tỷ lệ người thất nghiệp và nâng cao mức sống của người dân.

Trong 12 năm "hoàng kim” từ 1973 đến 1985, thời kỳ vàng của dầu mỏ, An-giê-ri đã có một sự tăng trưởng kinh tế đáng kể nhờ vào nguồn lợi dầu mỏ tương đối dồi dào và được bán với giá cao. Trong thời kỳ này, GDP của An-giê-ri tăng trung bình 8%/năm. An-giê-ri tập trung đến 60% thu nhập quốc dân vào ngành công nghiệp hoá dầu, ít chú ý đến các ngành công nghiệp và nông nghiệp khác. Nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào bao cấp của Nhà nước.

Do giá dầu khí giảm mạnh trên thị trường thế giới, tỷ lệ tăng dân số quá cao cộng với mất cân đối trong cơ cấu phát triển kinh tế, nền kinh tế An-giê-ri đã dần đi vào thế đình trệ và suy thoái, đặc biệt trong giai đoạn từ 1986 đến 1992. Mặt khác, do nguồn thu ngoại tệ từ các nguồn khác ngoài dầu mỏ không đáng kể, An-giê-ri đã phải vay nợ nước ngoài trầm trọng.

Cùng với các nỗ lực nhằm cân bằng nền kinh tế, giảm bớt thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại, năm 1988, Chính phủ An-giê-ri đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ hệ thống tập trung, bao cấp do Nhà nước quản lý sang nền kinh tế thị trường, từ bỏ độc quyền ngoại thương. Những năm vừa qua, mặc dù gặp khủng hoảng chính trị-xã hội, tình hình kinh tế đã có một số tiến bộ. Năm 2005, GDP đạt 85,31 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.591 USD/năm.

Về quan hệ đối ngoại, Ngày 28/10/1962, Việt Nam và An-giê-ri đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 11/1962 ta đặt sứ quán tại An-giê-ri, tháng 4/1968 An-giê-ri đặt sứ quán tại Hà Nội. Tháng 11/2002, Việt Nam quyết định thành lập phòng Tuỳ viên quân sự tại An-giê-ri. [13]

Hai nước đã ký nhiều văn bản pháp lý quan trọng trong đó có Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, Hiệp định miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực văn hoá thông tin, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Ngày 10/06/2005, Việt Nam đã ký với An-giê-ri về xử lý nợ tổng thể. Đến ngày 27/02/2006, tiếp tục ký thoả thuận kĩ thuật giữa Ngân hàng An-giê-ri và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . Tại kỳ họp thứ 7 Uỷ ban Liên Chính Phủ Việt Nam – An-giê-ri tổ chức tại Alger từ ngày 25/02 đến ngày 27/02/2006, hai bên đã cùng đánh giá lại mối quan hệ hợp tác và đạt được sự thống nhất quan trọng nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trao đổi kinh tế thương mại và đầu tư.

Năm 2006, Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa cấp phép cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam đầu tư 208 triệu USD sang An-giê-ri để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là dự án lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại châu Phi. [13]

Về thương mại, từ năm 1976 đến 1988, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và An-

giê-ri chưa đang kể (chỉ khoảng 50.000 USD/năm).

Từ năm 1989 đến năm 2000, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá trả nợ sang An-giê-ri mỗi năm từ 5 đến 15 triệu USD. Các sản phẩm xuất trả nợ chủ yếu là: gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, giầy dép, dụng cụ cầm tay, mây tre nguyên liệu, gốm sứ, hàng thể thao..

Từ năm 2001 đến nay, hai nước đã đạt được nhiều tiến bộ trong thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.

Đến năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam sang An-giê-ri đạt 30,899 triệu USD nhưng nhập khẩu hầu như chưa có vì sản phẩm của bạn còn thiếu cạnh tranh.

Năm 2006, Việt Nam có nhập khẩu từ An-giê-ri thức ăn gia súc và nguyên liệu. Kim ngạch xuất khẩu là 34 triệu USD tăng 10,5% so với 2006.

Năm 2007, giá trị xuất khẩu đạt 40 triệu USD. Đến hết tháng 6 năm 2008, giá trị này là 54 triệu USD, tăng 33% so với cả năm 2007.

0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6 tháng đầu 2008 Xuất khẩu Nhập khẩu (Đơn vị: USD)

Hình 2.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu thị trƣờng An-giê-ri giai đoạn 2002 - 2008

(Số liệu thống kê Vụ Châu Phi, BTM – 2008)

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta là gạo, khoảng 12 triệu USD (2005) chiếm 75% thị phần, 15 triệu USD cà phê và 3 triệu USD hạt tiêu lần lượt chiếm chiếm 15% và 35% thị phần của An-giê-ri. Ngoài ra còn có các mặt hàng quan trọng khác như hạt điều, săm lốp, máy móc thiết bị, đồ dùng bằng gỗ…

Nhìn chung, An-giê-ri là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang An-giê-ri tăng mạnh, đạt bình

quân 38%/năm. Tuy nhiên tỷ trọng hàng xuất của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm của An-giê-ri còn thấp (chỉ khoảng 0,15%)

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)