Thị trường Ai Cập

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 67 - 70)

Về chính sách kinh tế

Để thực hiện hai mục tiêu chính là tạo việc làm cho số thanh niên gia tăng và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân có thu nhập thấp, Ai Cập đã xây dựng kế hoạch hành động, xác định thứ tự các mục tiêu quốc gia trong ngắn, trung và dài hạn:

- Giảm đói nghèo và tăng mức sống của nhân dân có thu nhập thấp

- Nâng cao sự cạnh tranh trên các thị trường khác nhau và đẩy mạnh bảo hộ người tiêu dùng Ai Cập

- Cải tạo hệ thống thuế và hải quan để cải thiện tình hình kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phát triển

- Quản lý hiệu quả tài sản của khu vực công đã được tích luỹ trong 50 năm qua - Cải cách khu vực tài chính trên diện rộng.

Một số các hiệp định mà Ai Cập đã ký kết: Các hiệp định thương mại và hiệp định

đa phương, Hiệp định đối tác EU - Ai Cập, Hiệp định Agadir được Ai Cập ký kết với 3 nước Ả Rập: Joocdani, Ma-rốc và Tuynidi năm 2004, Hiệp định thương mại tự do Ai Cập GAFTA đến 2007 đã xây dựng được một khu vực tự do trao đổi giữa 17 nước Ả Rập; theo đó thuế quan áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước Ả Rập là bằng 0 từ 2005.

Về quan hệ đối ngoại, Việt Nam và Ai Cập ký Hiệp định thương mại năm 1994.

Tuy nhiên, trong Hiệp định không có điều khoản tối huệ quốc (MFN). Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Ai Cập đã bổ sung điều khoản MFN như đã cam kết.

Ai Cập đã tích cực ủng hộ việc Việt Nam đàm phán gia nhập WTO và không yêu cầu đàm phán song phương.

Về quan hệ thương mại với Việt Nam, trong những năm qua, trao đổi thương mại

giữa Việt Nam và Ai Cập đã có sự phát triển tương đối khả quan. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập tăng trưởng khá đều còn kim ngạch nhập khẩu từ Ai Cập còn ở mức thấp và tăng giảm thất thường.

Trong hơn 40 năm qua, Việt Nam và Ai Cập đã ký hơn 20 thoả thuận và biên bản ghi nhớ bao gồm các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác nhau và đã thiết lập được khung pháp lý chính thức cho các hoạt động kinh tế.

Để phục vụ cho khoảng 73 triệu dân, cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập khá đa dạng, trong đó nông sản và hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn với những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng đáp ứng cao như hạt tiêu, gạo, cơm dừa, hàng điện tử, thiết bị cơ khí... Tuy nhiên, trong tổng giá trị xuất khẩu vào Ai Cập, hàng Việt Nam được nhập vào khu vực thương mại tự do để rồi được tái xuất sang các nước Tây Phi khác luôn chiếm

một tỷ trọng lớn. Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Ai Cập mới chỉ phát triển đối với hàng hoá, còn thương mại dịch vụ và đầu tư vẫn còn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân là do hai nước chưa thiết lập được quan hệ hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ mặc dù hai nước là thành viên của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Đơn vị: USD

Hình 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu thị trƣờng Ai Cập giai đoạn 1996 - 2008

(Số liệu thống kê Vụ Châu Phi, BTM – 2008)

Kim ngạch buôn bán giữa hai nước cụ thể như sau:

- Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu 22,2 triệu USD và nhập khẩu 7 triệu USD. - Năm 2004, Việt Nam xuất khẩu 38,7 triệu USD và nhập khẩu 2,5 triệu USD. - Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 44,7 triệu USD và nhập khẩu 19,7 triệu USD. - Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 56,9 triệu USD, trong đó Việt

Nam xuất khẩu 49 triệu USD và nhập khẩu 7,9 triệu USD. Trong năm này, đáng lưu ý là sau vụ kiện chống bán phá giá đèn huỳnh quang Việt nam vào Ai Cập từ tháng 4/2006, sản phẩm này đã không được xuất sang Ai Cập.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 67 - 70)